• 14/05/2014
  • Ninh Thị Ứng
  • 4704 lượt xem

Áp xe não là bệnh tụ mủ có vỏ bọc trong não. Bệnh có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em thường gặp ở trẻ 4 đến 8 tuổi. Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái. Áp xe não chiếm tỷ lệ 5-8% bệnh lý khối choán chỗ nội sọ ở các nước đang phát triển và 1-2% ở các nước đã phát triển. Tỷ lệ tử vong do áp xe não tại Hoa Kỳ là 5%, tại Thái Lan là 10,7%.

Nguyên nhân gây bệnh.

Đường vào

Vi khuẩn có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau trước khi tới khu trú trong nhu mô não. Có 3 đường xâm nhập vào não:

- Nhiễm trùng lan theo đường máu chiếm đến 25% từ nhiễm trùng huyết, một ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt từ áp xe phổi, dãn phế quản, tràn dịch màng phổi, viêm nội tâm mạc cấp tính hay bán cấp, tim bẩm sinh nhất là tứ chứng Fallo, bệnh nhân bị shunt phải trái thường bị áp xe não vì máu không được lọc qua hệ thống mao quản trong phổi.

- Từ các ổ nhiễm khuẩn khu trú (chiếm 45-50%) nằm gần não như viêm vách sau xoang trán, xoang bướm, xoang sàng, viêm tai giữa mãn tính, viêm xương chũm, viêm chân răng.

- Từ chấn thương sọ não hở, viêm xương sọ, phẫu thuật sọ não, từ van não thất ổ bụng của não úng thủy, biến chứng của viêm màng não mủ, từ viêm tắc tĩnh mạch não (chiếm khoảng 10%).  

- Có đến 15% là không rõ căn nguyên.

Vi khuẩn gây bệnh

Khi phân lập vi khuẩn từ ổ áp xe thường gặp:

+ Vi khuẩn kỵ khí (chiếm 40-89,9%) như liên cầu (streptococci) hay gặp liên cầu tan máu nhóm A (streptococcus pyogenes A); S. faecalis; S. milleri.

Tụ cầu vàng (Staphyloccoci aureus)

+ Nhóm Enterobacter (Enterobacteriaceae) vi khuẩn gram âm: Escherichia coli; Klebsiela pneumoniae; Proteus; Actinobacillus actinomycetemcomitans  và Salmonella .

Vi khuẩn Pseudomonas.

+ Các vi khuẩn ít gặp hơn:

-         Haemophylus influenzae.

-         Neisseria meningitides

-         Mycobacterium.

-         Nấm (Aspergillus, Candida, Cryptococcus).

-         Các động vật đa bào (Protozoa: toxoplasma gondii, Entamoeba histolytica) có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch.

+ Kí sinh trùng: sán, giun có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch.

+ Hay gặp nhất ở sơ sinh là vi khuẩn gram âm: E.coli, Proteus, Citrobacter. + Cấy được một vi khuẩn tại ổ áp xe là 70%, hai vi khuẩn là 20%, ba vi khuẩn là 10%. 

+ Tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong một nghiên cứu năm 2009: có 13 bệnh nhân áp xe não phân lập được vi khuẩn: liên cầu (Streptoccoci viridans) chiếm 61,5%, Streptoccoci pneumonia 7,7%, tụ cầu vàng  (Staphyloccoci aureus) 23,1%, E. Coli 7,7%.

Bệnh sinh.

 Quá trình hình thành áp xe não có 4 giai đoạn:

- Giai đoạn viêm não (3-5 ngày): viêm quanh mạch, phù mạch, giãn mạch, bạch cầu xuyên mạch, mạch máu nhỏ vỡ kèm theo những đốm xuất huyết, khu vực trung tâm phù nề hoại tử hóa lỏng mạnh, vùng xung quanh có một số nguyên bào sợi, ngoài cùng là vùng phù nề lan rộng.

-  Giai đoạn viêm tiến triển nhưng chưa có nang (5-14 ngày): vùng hoại tử trung tâm lan rộng dần, có các tế bào viêm như đại thực bào, bạch cầu hạt, tế bào hoại tử xen lẫn nguyên bào sợi và bắt đầu tạo bao.

- Giai đoạn hình thành vỏ áp xe (vài tuần): khu vực hoại tử lan rộng lớp nguyên bào sợi phát triển bao quanh vùng hoại tử cùng với mô hạt và bạch cầu lympho.

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Phát triển thể chất ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể. Đánh gi&aacu...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tì...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám