Bệnh ty thể là bệnh liên quan đến sự thiếu hụt sản xuất năng lượng trong chuyển húa pyruvate, chu trình Kreb và chuỗi hô hấp tế bào.
1. Sơ bộ tổng quan về sinh bệnh học của ty thể.
Ty thể là cơ quan trong bào tương của tế bào, chiếm 25% thể tích bào tương. Số lượng của ty thể trong tế bào có từ hàng trăm đến hàng nghìn. Ty thể là bào quan chính sản xuất năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào. Đóng vai trò quan trọng trong thăng bằng nội môi của tế bào. Được ví như nhà máy sản xuất năng lượng (ATP) cho tế bào.
Bệnh ty thể là kết quả của đột biến AND ty thể, đơn di truyền theo mẫu hệ. Tốc độ đột biến ty thể rất cao gấp 7-10 lần AND nhân.
Các bất thường được phân ra:
- Bất thường sản xuất acetyl CoA từ sự phân giải glucose, chủ yếu là khâu chuyển hoá pyruvat và phức hợp pyruvat dehydrogenase
- Chu trình Krebs
- Chuỗi hô hấp và enzym tổng hợp ATP của ty thể
Khi thiếu hụt enzym, xuất hiện các gốc tự do độc với màng lipit của tế bào, do sự tập trung các chất gây toan chuyển hóa. Một số rối loạn ty thể chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan, nhưng cũng có thể rối loạn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và thường có những đặc điểm nổi trội là tổn thương hệ thần kinh.
2. Giải phẫu bệnh.
Thoái hóa xốp thần kinh.
Sinh thiết cơ có sợi cơ đỏ nham nhở.
3. Các biểu hiện lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng chung
- Bắt đầu ở bất cứ lứa tuổi nào có triệu chứng thiếu năng lượng và toan chuyển hoá (bảng 2: các triệu chứng của bệnh ty thể)
- Đồng thời tổn thương tại các cơ quan không có liên quan đến nhau.
- Số cơ quan bị tổn thương tăng dần theo quá trình bệnh lý.
- Tiến triển nặng nhanh.
- Giai đoạn cuối: tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Xét nghiệm
- Điện giải đồ trong máu: Na, K, CL.
- Khí máu động mạch. Tính khoảng trống anion =(NA + K)-( CL + HCO3) >10mmol/l = toan chuyển hoá.
- Acid lactic máu > 2,5mM/L, dịch não tuỷ tăng.
- Lactat/Pyruvat >20
- Hydroxy butyrate/ aceto acetat tăng.
- Ure, đường, ceton, men gan.
- Chụp CT não.
- Sắc ký acid amin máu, acid hữu cơ niệu.
4. Loại trừ các nguyên nhân gây tăng acid lactic
- Nhiễm trùng.
- Mất nước
- Suy dinh dưỡng
- Thiếu oxy mô hoặc toàn thân.
- Thiếu máu
- Acid hữu cơ niệu.
- Khiếm khuyết trong chu kỳ Ure.
- Thiếu sót trong quá trình betaoxy hoá các axid béo.
- Rối loạn chuyển hoá Glycogen và tạo Glucose mới.
- Thiếu PDH (Pyruvat Dehydro Genase)
- Thiếu PC (Pyruvat Carboxylase).
- Sai sót trong chu trình Krebs.
Bảng 2. Các triệu chứng của bệnh ty thể có thể tổn thương ở tất cả các cơ quan
Cơ quan | Sơ sinh | trẻ 1 tháng - 2 tuổi | trẻ lớn |
Hệ thần kinh | Giảm trương lực cơ, tăng acid lactic máu, hôn mê do tăng acid ceton. | Thoái triển về tâm thần, vận động, loạng choạng tiểu não, giật cơ, giả tai biến mạch máu não, bệnh não hoại tử bán cấp (H.C.Leigh). Đa loạn dưỡng tiến triển. | Giật cơ, loạng choạng tiểu não, liệt cứng, chậm phát triển tinh thần vận động. Loạn dưỡng não chất trắng. Teo vỏ não. Bệnh dây thần kinh ngoại biên. |
Hệ cơ | Bệnh cơ, teo cơ, đái myoglobin tái diễn, chậm giữ cổ. | Bệnh cơ, teo cơ, yếu cơ, giảm trương lực cơ, đái myoglobin tái diễn. Đau cơ không chịu được khi gắng sức. | Bệnh cơ tiến triển. Yếu cơ. Đau cơ không chịu được khi gắng sức. Đái myoglobin tái diễn. |
Gan | Suy gan | Gan to. Loan chức năng tế bào gan. | |
Cơ tim | Phì đại cơ tim | Phì đại cơ tim | Phì đại cơ tim. Bệnh tim giãn, bloc tim. |
Thận | Bệnh ống thận gần (De Toni Debre Fanconi). Suy thận | Bệnh ống thận gần. Suy thận | |
Tiêu hoá | | Nôn, ỉa chảy, teo nhung mao, suy tuỵ. | |
Nội tiết | | thấp nhỏ, hạ đường máu. | Đái đường phụ thuộc Insulin. Thiếu hoocmon tăng trưởng, thiểu năng cận giáp trạng. Tăng aldosteronism. |
Huyết học | | Thiếu máu, bạch cầu thấp, tiểu cầu thấp. | |
Thính giác | | Điếc do thần kinh thính giác | Điếc do thần kinh thính giác. |
Thị giác | | Teo thị giác, sụp mi, đục thuỷ tinh thể, hắc tố võng mạc, rung giật nhãn cầu, tổn thương mắt tiến triển. | Tổn thương mắt tiến triển, sụp mi, nhìn đôi, teo thị giác, rung giật nhãn cầu. hắc tố võng mạc. Đục thuỷ tinh thể. |
Da | | Hắc tố da bất bình thường nơi tiếp cận với mặt trời, tóc khô dễ gẫy. | |
5. Các thể bệnh
5.1. Hội chứng Keans Sayre
- truyền rải rác, mất đoạn, nhân đôi ADN ty thể; đột biến điểm ARNt
- Bắt đầu muộn dưới 20 tuổi, tổn thương mắt, liệt dõy thần kinh VI mắt, thoái hoá sắc tố võng mạc, loạn choạng tiểu não, toàn trạng yếu, động kinh, block nhĩ thất, lùn, mất thính giác, tăng protein dịch nóo tủy.
5.2. Hội chứng Fukuhara động kinh giật cơ với sợi cơ đỏ nham nhở
- Di truyền giống ty thể, đột biến điểm ADN ty thể
- Bắt đầu dưới 20 tuổi, giật cơ, động kinh toàn thể giật cơ, giật trương lực, loạng choạng tiểu não, yếu, lùn, mất thính giác
5.3. Hội chứng Melas (bệnh não, cơ, tăng axit lactic giả tai biến mạch máu não từng thời kỳ)
- Di truyền theo mẹ đột biến điểm.
- Bắt đầu ở trẻ em, tai biến mạch máu não tái phát, liệt nửa người, bán manh, nói ngọng, bệnh não bẩm sinh, nôn đột ngột, động kinh, toàn trạng yếu, rất gầy, giảm thính giác.
- Chụp CT não: ổ giảm tỷ trọng thường ở vùng chẩm, lan tỏa cả chất trắng và chất xám.
5.3. Hội chứng Leigh (viêm não tuỷ hoại tử bán cấp)
- Di truyền ẩn NST thường, hay liên kết
- Bắt đầu dưới 2 tuổi, ngừng phát triển, kém ăn, nôn, giảm trương lực cơ, động kinh, bất thường về hô hấp, tổn thương thị giác, bất thường về đồng tử.
- Chẩn đoán bệnh: tăng lactate pyruvat trong huyết thanh, trong dịch não tuỷ. Chẩn đoán xác định là sinh thiết cơ, dưới kính hiển vi điện tử ty thể phân cực, trong tiêu bản sinh thiết chứng minh được là bệnh ty thể. Lactate bình thường. Chụp cắt lớp não có hoại tử nhân bèo 2 bên.
5.5. Teo thị Leber
- Mất thị lực trung ương do thoái hoá dây thần kinh thị giác.
- Nam mắc nhiều hơn nữ, tuổi từ 20-40.
- Có thể gặp loạn nhịp tim.
- Không có tổn thương hoặc bất thường cấu trúc ty thể.
6. Điều trị bệnh ty thể.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tránh các thuốc gây ức chế hô hấp: Deparkine, Gardenal, Tetracyclin, Chloramphenicol.
- Điều trị triệu chứng.
- Chế độ ăn giàu lipid và ít Carbon trong trường hợp thiếu phức hợp I.
- Tránh chế độ ăn có nhiều năng lượng. Tránh nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
- Uống Bicarbonat Natri trong cơn tăng acid Lactic.
- Truyền máu khi thiếu máu và giảm tiểu cầu.
- Thiếu hụt phức hợp I, điều trị riboflavine (vitamin B2) 100 mg/ngày.
- Thiếu hụt phức hợp III, điều trị vitaming K3 40-160 mg/ngày.
- Điều trị acid ascorbic (vitamin C) 2-4 gam/ ngày để giảm bớt gốc tự do. Vitamin B1 liều cao 100mg/ ngày.
- Dùng men tụy trong suy tụy.