• 11/05/2014
  • [Sưu tầm], Cao Vũ Hùng
  • 4276 lượt xem

Rối loạn tăng động giảm (ADHD) chú ý là một vấn đề khá thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo và những năm đầu bậc tiểu học. Thật khó khăn cho những trẻ này trong việc kiểm soát hành vi và sự tập trung chú ý.

Ước chừng có từ 3-5% trẻ em bị bệnh ADHD hoặc gần 2 triệu trẻ em ở Mỹ bị ADHD. Điều này có nghĩa là trong một lớp học có 25-30 em thì có thể có một em bị bệnh ADHD.

Đặc trưng cơ bản của bệnh là kém tập trung chú ý, tăng động và xung động. Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu đời của trẻ.

Bởi vì nhiều trẻ bình thường cũng có thể có các triệu chứng này nhưng ở mức độ nhẹ hoặc là hậu quả của các bệnh khác nên điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán chính xác qua thăm khám bởi một bác sỹ chuyên khoa.

Các triệu chứng của bệnh ADHD xuất hiện và diễn ra trong rất nhiều tháng. Thông thường các triệu chứng xung động và tăng động có trước các triệu chứng kém tập trung chú ý, kém tập trung chú ý ngày càng rõ ràng và nổi bật sau một năm hoặc nhiều năm.

Các triệu chứng khác nhau có thể xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau phụ thuộc vào các yêu cầu của tình huống đối với khả năng tự điều chỉnh của trẻ. Một đứa trẻ ở trong lớp học không thể ngồi yên được một chỗ và hay nghịch ngợm bao giờ cũng dễ bị cô giáo để ý, nhưng những cháu có biểu hiện mơ màng, kém tập trung có thể không bị cô giáo phát hiện ra. Những trẻ xung động thường hành động không suy nghĩ có thể được xem như là có vấn đề về ý thức tổ chức kỷ luật, trong khi những trẻ thụ động hoặc chậm chạp lờ đờ lại được xem như chỉ là thiếu động cơ. Cả hai loại trẻ trên có thể đều là các thể khác nhau của bệnh ADHD.

Tất cả các trẻ có vấn đề quá hiếu động, rối nhiễu, kém tập trung hoặc xung động mà ảnh hưởng đến việc học tập tại trường học, các mối quan hệ xã hội với những đứa trẻ khác hoặc hành vi bất thường tại gia đình thì đều phải nghi ngờ mắc bệnh ADHD. Nhưng vì các triệu chứng của ADHD rất khác nhau trong các bối cảnh khác nhau nên chẩn việc đoán bệnh nhiều khi gặp khó khăn.

Theo DSM-IV-TR bệnh ADHD có ba thể:

1. Thể tăng động xung động nổi trội.

2. Thể giảm tập trung chú ý nổi trội.

3. Thể  kết hợp cả tăng động và giảm tập trung chú ý.

Thể tăng động xung động    

Trẻ tăng động dường như luôn chân luôn tay, liên tục hoạt động. Trẻ có thể lao tới vồ lấy hoặc nghịch bất cứ vật gì chúng nhìn thấy, nói không ngừng nghỉ. Ngồi ăn, ngồi học, nghe chuyện dường như là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề khó khăn đối với trẻ. Trẻ luôn ngọ nguậy và bồn chồn ở trên ghế hoặc đi lộn xộn khắp phòng. Có thể lắc tay, rung chân, sờ mó vào mọi thứ hoặc gõ bút ầm ĩ. Những trẻ lớn (thiếu niên hoặc thanh niên) có thể có cảm giác bồn chồn bên trong, thường yêu cầu là cần phải nhanh lên và luôn dục làm nhiều việc gì đó ngay lập tức.

Trẻ xung động dường như không thể kìm chế được các phản ứng hoặc không thể nghĩ trước khi hành động. Trẻ thường nói buột ra các bình luận không thích hợp, thể hiện ngay cảm xúc của chúng mà không có sự kìm chế hoặc hành động mà không lường hết hậu quả sau đó. Sự hấp tấp bốc đồng của chúng có thế làm cho trẻ  rất khổ sở nhất là khi chúng phải chờ đợi một việc gì đó, thường trẻ muốn ngay lập tức. Chúng vồ lấy đồ chơi, sách vở của trẻ khác và đập hoặc ném nó đi nếu trẻ thất vọng. Thậm chí đối với vị thành niên và người lớn thì thường hấp tấp bốc đồng trong việc lựa chọn để làm một việc gì đó có thưởng rất nhỏ nhưng ngay lập tức hơn là những việc có thưởng lớn hơn nhưng mất nhiều công sức mà lại chậm hơn.

Một số dấu hiệu tăng động và xung động điển hình:

- Cảm giác bồn chồn, ngọ nguậy chân tay hoặc ngọ nguậy trên nghế.

- Chạy lung tung, leo trèo hoặc rời khỏi chỗ ngồi lúc được yêu cầu là phải ngồi yên một chỗ.

- Nói buột ra câu trả lời trước khi nghe hết toàn bộ câu hỏi.

- Rất khó khăn trong việc chờ đợi hoặc quay trở lại các công việc dang dở.

Thể thiếu tập trung chú ý

Trẻ mắc chứng thiếu tập trung chú ý có khó khăn về mặt thời gian để tập trung chú ý vào một việc gì đó và dễ chán nản chỉ sau một vài phút (Nhưng nếu một việc hay một trò chơi mà trẻ thích thì lại không có vấn đề về tập trung chú ý). Nhìn chung, chú ý của trẻ bị ADHD vào việc tổ chức hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm một điều gì đó mới là vô cùng khó khăn.

Hoàn thành bài tập về nhà là một khó khăn đặc biệt đối với trẻ bị ADHD. Trẻ thường hay quyên viết bài hoặc quên vở ở trường, đến trường thì quên vở ở nhà, mang nhầm vở.

Theo DSM IV - TR các dấu hiệu của thiếu tập trung chú ý là:

- Thường dễ dàng bị phân tán bởi các hình ảnh, tiếng động từ bên ngoài.

- Khó khăn trong việc tập trung chú ý vào các chi tiết và mắc các lỗi cẩu thả.

- Hiếm khi tuân thủ hướng dẫn một cách cẩn thận, thường xuyên để mất, để quyên đồ vật như đồ chơi, sách vở, bút, dụng cụ cần thiết cho học tập.

- Thường bỏ dở hết việc này đến việc khác,

Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ADHD dạng thiếu tập trung chú ý nổi trội - hiếm khi có xung động. Trẻ biểu hiện sự "mơ màng", trên mây trên gió, dễ dàng lẫn lộn, cử động chậm chạp và dễ bị suy nhược mệt mỏi. Chúng gặp khó khăn trong việc sử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác so với những đứa trẻ khác. Trong khi các thầy cô giáo hướng dẫn bằng lời và bằng chữ trên bảng thì những đứa trẻ này rất vất vả để hiểu là mình cần phải làm gì và thường xuyên mắc lỗi. Chưa đủ, trẻ có thể ngồi yên, không khó chịu và thậm chí vẫn tham gia làm bài tập nhưng không chú ý một cách đầy đủ hoặc không hiểu mục đích nhiệm vụ của mình là gì.

Với những trẻ thiếu tập trung chú ý, khả năng hoà nhập tốt hơn những trẻ tăng động xung động ở trong lớp học, ở sân chơi hoặc ở nhà. Trẻ ít mắc khuyết điểm hơn về các vấn đề quan hệ xã hội so với trẻ thể tăng động hoặc kết hợp. Do vậy mà những trẻ thiếu tập trung chú ý thường không được lưu ý phát hiện hoặc bị bỏ qua, nhưng những trẻ này cũng cần sự giúp đỡ như những trẻ bị dạng ADHD khác.

Xác định có đúng thật là ADHD hay không

 Không phải mọi trẻ hoạt động quá mức, thiếu tập trung chú ý hoặc xung động đều là ADHD. Rất nhiều trẻ đôi khi nói buột ra những điều mà chúng không định nói hoặc nhầm từ việc này sang việc khác hoặc trở nên vô tổ chức hay quên. Nhiều trẻ có thể có một số hành vi này ở một thời điểm nào đó, nên việc chẩn đoán cần phải thận trọng, chứng minh được mức độ hành vi nào là không thích hợp so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Các vấn đề về hành vi phải xuất hiện từ rất sớm trước 7 tuổi và kéo dài ít nhất 6 tháng. Trên tất cả, vấn đề hành vi phải gây ra suy giảm chức năng thật sự trên ít nhất là 2  trong các lĩnh vực đời sống cá nhân: ở lớp học, ở sân chơi, ở nhà hay ở cộng đồng hoặc ở các bối cảnh xã hội. Do vậy nhiều cháu có biểu hiện một số triệu chứng nhưng toàn bộ việc học tập và quan hệ bạn bè không bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng hành vi này thì không được chẩn đoán là ADHD. Cũng không bao giờ chẩn đoán ADHD những trẻ có vẻ như hoạt động quá ở sân chơi nhưng các chức năng vẫn tốt.

Để đánh gía là có ADHD ở một trẻ, bác sỹ phải cân nhắc thận trọng nhiều câu hỏi có tính chất đặc trưng:

-         Những hành vi này có quá mức, có kéo dài và có lan toả hay không ?

-         Nghĩa là những hành vi này có xảy ra nhiều hơn với các trẻ khác cùng lứa tuổi không ?

-         Những hành vi này có thật sự tiếp diễn hay chỉ là phản ứng trong một số tình huống nhất thời?

-         Những hành vi này xuất hiện trong nhiều bối cảnh hay chỉ xảy ra ở một nơi như ở sân chơi hay ở trong lớp học mà thôi?

-         Cần đối chiếu với các tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD này trong bảng phân loại DSM IV-TR hoawch ICD-10.

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám