• 12/05/2014
  • [Sưu tầm]Cao Vũ Hùng
  • 3508 lượt xem

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)là một bệnh khá phổ biến ở trẻ lứ tuổi mẫu giáo và những năm đầu cấp tiểu học. Đặc trưng cơ bản của bệnh là kém tập trung chú ý, tăng động và xung động. Ngoài ra còn có thể kết hợp với các triệu chứng khác, như:

Suy giảm chức năng học tập

20-30% trẻ ADHD có suy giảm chức năng về học tập. Ở tuổi mẫu giáo suy giảm chức năng này bao gồm: không hiểu từ ngữ nhất định, khó khăn trong diễn đạt từ ngữ của bản thân. Ở tuổi tiểu học trẻ có vấn đề suy giảm chức năng về đọc hoặc phát âm, viết, tính toán,…

Tic và hội chứng Tourette (Tourette Syndrome)

Một tỷ lệ nhỏ trẻ ADHD có hội chứng Tourette kèm theo: Các loại Tic với nhiều kiểu khác nhau như: nháy mắt, nhăn mặt, hắng giọng, khịt mũi hoặc nói lặp lại một số từ. Những hành vi này có thể kiểm soát được bằng thuốc. Trẻ em rất ít mắc hội chứng này, nhưng người ta thấy nhiều trẻ mắc hội chứng Tourette có kết hợp với ADHD, có thể điều trị cả hai bằng thuốc.

Rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder)

1/3 trẻ bị ADHD có tình trạng gọi là rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder - ODD). Những trẻ này thường có sự chống đối, bướng bỉnh, không thoả mãn, có tính khí bột phát hoặc hằn học, cãi lại người lớn và không tuân lệnh.

Rối loạn ứng xử (Conduct Disorder)

Khoảng 20-40% trẻ bị ADHD kết hợp rối loạn ứng xử một - thể nặng của hành vi chống đối xã hội.

Những đứa trẻ này thường nói dối, hoặc trộm cắp, đánh nhau hoặc bắt nạt những trẻ khác và như vậy chúng luôn bị nguy cơ kỷ luật ở trường học và ngoài xã hội. Trẻ xâm phạm vào các quyền lợi chính đáng của những người khác và ác độc với mọi người, súc vật, phá huỷ tài sản, mất đoàn kết trong gia đình, đe doạ phá vỡ cam kết, vận chuyển và sử dụng vũ khí, tham gia vào các hoạt động huỷ hoại. Những trẻ này có nguy cơ rất cao sử dụng ma tuý và nghiện ma tuý.

Lo âu và trầm cảm (Anxiety and Depression)

Một số trẻ bị ADHD đồng thời có lo âu hoặc trầm cảm. Nếu lo âu và trầm cảm được phát hiện và điều trị, đứa trẻ có thể tốt hơn để xử lý các vấn đề đi kèm với ADHD. Ngược lại, điều trị ADHD tốt có thể ảnh hưởng tích cực tới lo âu vì khi đó trẻ sẽ tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bipolar Disorder)

Chưa có thống kê chính xác là bao nhiêu trẻ bị ADHD kèm rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Phân biệt sự khác nhau giữa ADHD và rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em là rất khó khăn. Trong bảng phân loại bệnh tật, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có đặc tính chu kỳ cảm xúc giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Nhưng ở trẻ em, rối loạn cảm xúc lưỡng cực dường như không có qui luật cảm xúc mà là sự kết hợp giữa hưng phấn, trầm cảm và trạng thái kích thích. Thêm vào đó có một số triệu chứng có thể xuất hiện ở cả ADHD và rối loạn cảm xúc lưỡng cực như là hưng phấn cao và ít ngủ. Đặc tính phân biệt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là tăng khí sắc và khuyếch đại.

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám