• 25/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 11443 lượt xem

Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, chậm phát triển trí tuệ là sự ngừng phát triển hoặc phát triển không hoàn thiện về hoạt động trí tuệ, được đặc trưng bởi khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và khả năng thích nghi xã hội. Chậm phát triển tâm thần được phân loại ở chương F9 (F70-F79.

Theo thống kê, tỷ lệ gặp của rối loạn này từ 1-3% số dân, thường được phát hiện ở lứa tuổi đi học do việc học tập đòi hỏi hoạt động trí tuệ, và giáo dục phổ thông góp phần phát hiện trẻ chậm phát triển.

Chậm phát triển trí tuệ được nghiên cứu từ thế kỷ 16, đến thế kỷ 18 người ta mới phân biệt chậm phát triển trí tuệ với các bệnh lý tâm thần khác. Có nhiều mức độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau, và cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau như: dốt, dần, ngu si...

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ biểu hiện khả năng như một trẻ kém hơn tuổi của mình, một trẻ 9 tuổi qua trắc nghiệm nếu đạt tuổi tinh thần là 6 thì biểu hiện một sự chậm trễ phát triển trí tuệ so với mức trung bình của các em cùng lứa 9 tuổi. Đánh giá chậm phát triển trí tuệ người ta có thể dựa trên cách tính thương số thông minh IQ (Intelligence Quoitent) do Stern W. giới thiệu năm 1912.

IQ= 100 x Tuổi tinh thần (tháng)/Tuổi thực sự (tháng)

IQ trung bình bằng 100, IQ trên hoặc dưới 100 phản ánh trình độ trên hoặc dưới trung bình của trí tuệ.

Trên thực tế nếu chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ chỉ dựa trên chỉ số IQ mà bỏ qua các yếu tố như tập quán, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, tính chất lao động...thì chưa đủ, một người có thể gặp khó khăn khi sống ở thành thị nhưng có thể không gặp khó khăn gì khi sinh sống ở nông thôn.

I. Nguyên nhân

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ rất đa dạng và phong phú, thường do các yếu tố như môi trường xã hội, tình thương, bệnh lý...

Yếu tố xã hội: Có tác động lớn đến sự phát triển của con người, sự giáo dục giúp cho con người hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ và khả năng thích ứng xã hội.

Yếu tố tình thương: Cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách, hành vi và trí thông minh của con người, nếu trẻ lớn lên trong một gia dình có cấu trúc không hoàn thiện, nhiều mâu thuẫn, không được thương yêu, quan tâm... thì khi lớn lên có thể có những rối loạn về nhân cách và hành vi xã hội.

Yếu tố bệnh lý: Những tổn tương thực thể hệ thần kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng chậm phát triển trí tuệ. Những tổn thương càng sớm, càng lan rộng, càng nghiêm trọng thì càng ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Thường gặp:

Trước khi mang thai:      

-  Yếu tố di truyền

- Các yếu tố chưa rõ khác

Trước khi sinh:

- Nhiễm trùng: Vi trùng, siêu vi trùng, kí sinh trùng (Toxoplasmose, leptospirose...)

- Yếu tố vật lý: Tia X

- Yếu tố hoá học: Ngộ độc thuốc, rượu, tăng ure máu mạn tính, nhiễm độc thai nghén...

- Yếu tố dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng

- Rối loạn nội tiết của mẹ: Cường giáp, đái đường...

Trong khi sinh:

- Đẻ non

- Chấn thương não do sinh khó, giác hút, focxep...

- Ngạt: do tác dung của thuốc tăng co bóp, thuốc gây mê, hít nước ối...

Sau khi sinh:

- Vàng da nhân não

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: Viêm não, màng não...

- Chấn thương sọ não

- Suy dinh dưỡng

- Khuyết tật các giác quan như lác mắt, giảm thính lực...

- Các yếu tố khác như bệnh động kinh, suy giáp, các bệnh chuyển hoá...

Không phải trường hợp chậm phát triển nào cũng có thể tìm hiểu được nguyên nhân, người ta có thể xác định được một số nguyên nhân khác như do đột biên NST (HC Down), biến dưỡng ( Bệnh Phenylxeton niệu)...

Các mức độ chậm phát triển trí tuệ

Dựa vào chỉ số IQ, người ta phân thành 4 mức độ chậm phát triển:

- Chậm phát triển nhẹ:                 IQ= 50-55 đến70

- Chậm phát triển trung bình:      IQ=35-40 đến 50-55

- Chậm phát triển nặng:               IQ=20-25 đến 35-40

- Chậm phát triển rất trầm trọng: IQ<20-25

Chậm phát triển nhẹ

Thường hay gặp hơn cả, chiếm 80-85% các trường hợp, những trẻ này còn có thể đi học, do vậy hay được phát hiện ở lứa tuổi học đường.

Trẻ có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã hội ở giai đoạn trước tuổi đi học, có những thiếu sót tối thiểu về các giác quan, vận động và thường rất khó phân biệt với trẻ bình thường.

Trẻ có thể theo học các cấp phổ thông (đến lớp 6) nhưng kém hơn các trẻ khác, hoặc có thể học nghề hay lao động đơn giản. Tuy ngôn ngữ và các kỹ năng kém phát triển nhưng cũng đủ để trẻ tự chăm sóc bản thân và tự lập được nhưng thường cần sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội.

Điều trị chủ yếu là biện pháp giáo dục huấn luyện nhằm phát triển các kỹ năng và bù trừ các thiếu sót.

Chậm phát triển mức độ trung bình

Chiếm khoảng 10% các trường hợp chậm phát triển, đa số có nguyên nhân thực tổn.

Trước tuổi đi học hoặc giao tiếp được nhưng khó khăn để hiểu các quy tắc xã hội. Có thể tự chăm sóc bản thân nhưng cần cần sự giám hộ và giúp đỡ vừa phải.

Tuổi đi học trẻ bộc lộ những khó khăn, song vẫn có thể theo học đơn giản ( thường không quá lớp 3), trẻ có thể học và làm những nghề đơn giản, có khả năng đi lại một mình ở những nơi đơn giản.

Tuổi trưởng thành có thể tự lập được một phần nhưng luôn luôn cần sự trợ giúp của xã hội. Một số cần phải được chăm sóc suốt đời.

Về điều trị, cố ngắng phát hiện và điều trị các nguyên nhân thực tổn. Cần phải có chương trình giáo dục cụ thể và kiên trì mới có thể phát triển các khả năng hạn chế của họ.

Chậm phát triển mức độ nặng

Chiếm khoảng 3-4%, đa số có nguyên nhân thực tổn, một số có bệnh lý khác kết hợp.

Trước tuổi đi học trẻ đã biểu hiện sự kém phát triển về vận động và ngôn ngữ, hoặc không có khả năng giao tiếp. Tuổi đi học có thể nói và biết giữ vệ sinh cá nhân, trẻ này không có khả năng theo học và học nghề.

Tuổi trưởng thành không thể tự lập mà chỉ có thể tự phục vụ một phần về sinh hoạt bản thân, và luôn cần sự bảo hộ, giúp đỡ của người thân và xã hội. Một số có tổn thương thần kinh hay bệnh cơ thể nặng thì phải được chăm sóc ở các cơ sở y tế đặc biệt.

Về điều trị, cần thiết phát hiện và điều trị các bệnh cơ thể và tâm thần kèm theo, có thể có ít tiến bộ trong giáo dục trí tuệ và kỹ năng.

Chậm phát triển mức độ trầm trọng

Chiếm 1-2%, hầu hết có nguyên nhân thực tổn.

Trẻ biểu hiện tình trạng rất kém phát triển về chức năng các giác quan và vận động, trẻ chỉ có thể tiếp thu được những hướng dẫn tối thiểu, thô sơ.

 Lớn lên cần sự chăn sóc, nuôi dưỡng và giám hộ chặt chẽ.

Bệnh nhân thường qua đời sớm do biến chứng của các bệnh cơ thể nguyên nhân hay kết hợp.

Chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ

Theo DSM-IV, có 3 tiêu chuẩn chính:

- Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình rõ rệt, IQ≤70

- Khả năng thích ứng xã hội, từ giao tiếp với những người xung quanh đến kết quả học tập và làm việc đều kém hơn trẻ cùng lứa tuổi

- Tình trạng bệnh lý này xẩy ra trước 18 tuổi

Tuy nhiên các tiêu chuẩn trên còn thay đổi theo các yếu tố: tập quán, xã hội, môi trường, lao động, văn hoá...

Nếu các biểu hiện chậm phát triển xẩy ra sau 18 tuổi thì được gọi là sa sút trí tuệ.

Những vấn đề thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khiếm thính

Khiếm thị

Động kinh

Một số rối loạn khác thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Tăng động – giảm chú ý.

- Tự kỷ.

- Rối loạn sinh lý: ăn, ngủ, đại tiểu tiện…

- Rối loạn lo âu, hoảng sợ

- Chứng máy giật cơ (không phảI động kinh).

Điều trị chậm phát triển trí tuệ

- Là một quá trình khó khăn, lâu dài, có khi suốt đời, đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, xã hội, sự giúp đỡ của nhiều ngành nghề: Y tế, giáo dục, kinh tế...

- Có thể điều trị ngoại trú hay nội trú tại các trung tâm y tế, bệnh viện ban ngày, các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục đặc biệt, các trung tâm dạy nghề....

- Việc điều trị chủ yếu giúp người bệnh phục hồi các chức năng để thích ứng với xã hội, phát huy những tiềm năng còn lại của trẻ như vận động, ngôn ngữ,...

- Điều trị các rối loạn và bệnh lý kèm theo như động kinh, suy giáp, tình trạng kích động, tự kỷ...

- Giúp trẻ thích nghi môi trường sống

TS. Cao Vũ Hùng

 

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám