• 05/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 12936 lượt xem

Trong thời kỳ dậy thì do sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, nên vị thành niên (VTN) thường lo lắng về hình dáng bên ngoài của mình. Nhiều trẻ mất hàng giờ đứng trước gương ngắm sự đổi thay về hình dáng của mình, thông thường trẻ gái sợ mình quá béo, quá cao, ngực to, còn trẻ trai lại muốn mình cao hơn hiện nay. Trong giai đoạn này không những thay đổi nhanh về chiều cao, cân nặng mà cả về các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay chân... với đặc điểm các bộ phận này không lớn lên cùng tốc độ, nên cơ thể vị thành niên trông có phần không cân đối.

Dấu hiệu sinh học của lứa tuổi thiếu niên thường là chiều cao tăng rõ nét, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan sinh sản, các dấu hiệu thứ cấp về giới như mọc lông trên người, tăng lượng mỡ và cơ bắp của cơ thể, vùng sinh dục. Có nhiều biến đổi xảy ra tương tự ở cả nam lẫn nữ như tăng các kích cỡ, chiều cao, thể lực và khả năng chịu đựng. Tuy nhiên phần lớn sự biến đổi đều mang nét đặc thù cho từng giới.

Chức năng vận động phát triển, trẻ có thêm sức lực, thêm khả năng phối hợp, khả năng chịu đựng. Sự lúng túng của VTN có liên quan đến diện mạo, sự ngượng ngùng e thẹn nhiều hơn là liên quan đến sự thiếu khả năng của hệ thần kinh - cơ.

Với sự tăng trưởng nhanh như vậy, nên nhu cầu năng lượng hàng ngày cao hơn các giai đoạn khác, mỗi ngày trẻ trai cần 3600 calo, trẻ gái cần 2.500 calo (chỉ thua thời kỳ cho con bú). Trẻ thường ăn nhiều hơn và lúc nào cũng cảm thấy đói. Do vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng và các chất khoáng đối với VTN để chống đỡ với bệnh tật và stress… Những thiếu hụt trong chế độ ăn ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển cơ thể, tâm thần và hành vi ứng xử. ở trẻ vị thành niên có thể gặp tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì.

Do tốc độ lớn nhanh nên trẻ có cảm giác căng cơ và đau, cảm giác ngột ngạt, tim đập nhanh. Sự lúng túng, e thẹn ngượng ngùng của VTN có liên quan đến diện mạo và sự biến đổi của cơ thể. VTN có ý thức làm chủ cơ thể mình và muốn thử sức, do vậy các hoạt động thể dục thể thao như đua xe đạp, xe máy, bóng bàn….giúp cho VTN có kinh nghiệm để sử dụng vào các mục đích giải trí, xã hội và bảo vệ sức khoẻ.

Những biến đổi về thể chất xảy ra khi bước vào lứa tuổi thiếu niên được kiểm soát bởi các hoóc môn của cơ thể. Các hoóc môn tạo nên sự thay đổi chiều cao và những biến đổi khác một phần đã được hình thành ngay từ giai đoạn phôi thai. Quá trình sản sinh hoóc môn mạnh mẽ thường xuất hiện ở giai đoạn gần 10-11 tuổi đối với nữ và khoảng 12-13 tuổi đối với nam, đương nhiên cũng có những dao động đáng kể. Tiếp đó là giai đoạn phát triển bùng phát, tăng chiều cao, kích cỡ và thể lực nhanh chóng, kèm theo sự thay đổi về tỉ lệ của cơ thể. Đặc biệt đối với nữ, sự thay đổi mạnh mẽ chính là dấu hiệu bước vào tuổi thiếu niên, rõ nhất là những thay đổi gắn với giai đoạn dậy thì (chín muồi tính dục), bùng phát mạnh khoảng 1 năm sau đó (hình 1).

Chiều cao phát triển nhanh chóng thường kéo theo sự vụng về, lóng ngóng khi trẻ phải học cách điều khiển “bộ dạng mới” của mình. ở chừng mực nào đó sự lóng ngóng chính bởi lý do chiều cao không phải lúc nào cũng phát triển một cách cân đối hài hòa: nhất thời một bên chân có thể dài hơn, một bên tay có thể to hơn bên kia. Không mấy khó khăn để nhận ra rằng chiều cao phát triển cũng kéo theo sự thèm ăn vô độ nhằm đáp ứng năng lượng cần cho sự thay đổi nhanh chóng này. Các số đo cơ thể tăng mọi mặt, tuyến nội tiết dưới da hoạt động tích cực hơn dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá trên mặt, mùi đặc trưng của cơ thể.

Sau chiều cao, việc tăng lượng mỡ của cơ thể cũng có thể liệt vào những thay đổi diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn này. Đối với cả nam lẫn nữ, mỡ thường được tích tụ ở vùng vú, tuy nhiên trong giai đoạn sau đối với nữ lớp mỡ vẫn được tích giữ tại đây, còn đối với nam quá trình này chỉ mang tính nhất thời. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ trưởng thành, ở trẻ nam phần lớn lượng mỡ thừa sẽ mất đi, trong khi ở trẻ nữ lại có xu hướng tích tụ.

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Phát triển thể chất ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể. Đánh gi&aacu...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tì...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám