• 15/06/2014
  • Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Tuyết
  • 8974 lượt xem

Tóm tắt: Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp, nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả, co giật có thể để lại các di chứng não hoặc có thể gây tử vong. Hiện nay trên thế giới đã áp dụng biện pháp thụt hậu môn trong cấp cứu cơn co giật. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa áp dụng phổ biến và chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp trên 30 bệnh nhân tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương bị sốt cao co giật, động kinh, viêm não, di chứng động kinh do viêm não có chỉ định thụt hậu môn Diazepam trong cấp cứu cơn co giật. Kết quả cho thấy phương pháp thụt hậu môn Diazepam có hiệu quả cắt cơn co giật trong vòng 05 phút, thời gian cắt cơn trung bình là 1.8 phút. Phương pháp thụt hậu môn Diazepam trong cấp cứu bệnh nhân co giật là một phương pháp có hiệu quả, an toàn, thuận tiện có thể thực hiện ở tất cả các cơ sở điều trị nhi khoa.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tình trạng thiếu oxy hoặc có thể gây tử vong.

Việc sử dụng Diazepam để nhanh chóng kiểm soát cơn co giật được ghi nhận, có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch chậm, song hiện nay trên thế giới rất nhiều nước sử dụng phương pháp thụt hậu môn diazepam thay cho đường tĩnh mạch. Phương pháp thụt hậu môn không những được sử dụng tại bệnh viện mà còn có các dạng trình bày Diazepam dùng tại nhà cho bệnh nhân bị động kinh. Theo Charles O'Sullivan, sử dụng Diazepam thụt hậu môn cho bệnh nhân có thể cắt cơn co giật trong vòng 5 phút, đạt hiệu quả trên 80%. Theo Bhattacharyya M, hiệu quả cắt cơn co giật khi thụt hậu môn diazepam là 68.3 ± 55.12 giây.

Ở Việt Nam, sử dụng phương pháp thụt hậu môn Diazepam tuy đã được sử dụng nhưng còn hạn chế ở một vài cơ sở y tế và chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.

Từ những lí do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam” với mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật của Diazepam bằng phương pháp thụt hậu môn.

2. Nhận xét tính an toàn, thuận tiện của phương pháp này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- 30 bệnh nhi điều trị tại Khoa Thần kinh – Bệnh viện Nhi Trung ương, mắc các bệnh động kinh, sốt cao co giật, viêm não – di chứng động kinh sau viêm não. Các bệnh nhân này có các cơn co giật được chỉ định cắt cơn bằng Diazepam đường thụt hậu môn.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Bệnh nhân có các cơn co giật ngắn, tự hết.

+ Các cơn co giật do các căn nguyên tâm lý, co giật do rối loạn điện giải, hạ đường máu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp tiến cứu.

2.2.2. Tiến hành nghiên cứu:

- Thực hiện đúng theo quy trình thụt hậu môn Diazepam.

- Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật, tính an toàn.

2.2.3. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

3.1.1.Đặc điểm tuổi và giới     

Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

        Giới

Tuổi

Giới

Tổng

Nam

Nữ

Dưới 1 tuổi

5

7

12 (40%)

Từ 1 đến 6 tuổi

9

6

15 (50%)

Trên 6 tuổi

2

1

3 (10%)

Tổng

16

14

30 (100%)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân co giật dưới 6 tuổi chiếm đa số (90%).

3.1.2. Chẩn đoán bệnh chính

Bảng 3.2. Chẩn đoán bệnh

Tên bệnh

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Sốt cao co giật

10

33.3

Động kinh

14

46.7

Co giật khác

6

20.0

Tổng

30

100.0

Nhận xét: Bệnh nhân mắc bệnh động kinh chiếm tỷ lệ cao với 46.7%

3.2. Phân loại cơn co giật:

3.2.1. Loại co giật

Bảng 3.4. Phân loại cơn co giật

Loại co giật

Số Bệnh nhân

Tỷ lệ %

Cục bộ

8

26.7

Toàn thể

18

64.3

Cục bộ toàn thể hóa

4

13.3

Khác

0

0.0

Tổng số

30

100.0

Nhận xét: Cơn co giật toàn thể chiếm tỷ lệ cao nhất với 64.3%.

3.2.2. Thời gian cơn co giật kéo dài khi không dùng thuốc

Bảng 3.5. Thời gian kéo dài cơn co giật nếu không dùng thuốc

Thời gian

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

< 1ph

9 (30%)

30.0

≥1 đến ≤5 phút

15 (50%)

50.0

> 5ph

6 (20%)

20.0

Tổng số

30 (100%)

100.0

Nhận xét: Phần lớn cơn co giật kéo dài 1-5 phút (chiếm 50.0%)

3.3. Thời gian cắt cơn co giật khi sử dụng phương pháp thụt hậu môn Diazepam

Bảng 3.6. Thời gian thực hiện thụt hậu môn Diazepam (đơn vị: giây)

Thời gian

Thời gian (s)

Thời gian lấy thuốc vào bơm tiêm

8.4s

Thời gian từ lúc thao tác đến khi cắt cơn co giật

64s

Tổng thời gian

107.6s

(khoảng 1,8phút)

Nhận xét: Thời gian cắt cơn co giật khi thụt hậu môn Diazepam trung bình khoảng 1.8 phút.

Bảng 3.7. Thời gian cắt cơn giật

Thời gian cắt cơn giật

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

< 1ph

6

20.0

≥1 đến ≤ 5 phút

24

80.0

>5 phút

0

0.0

Tổng số

30

100.0

Nhận xét: Khi áp dụng phương pháp thụt hậu môn diazepam, không có trường hợp nào co giật dài hơn 5 phút.

4. BÀN LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi nhận thấy khi thụt hậu môn bằng Diazepam có hiệu quả trong cắt cơn co giật. Khi không dùng thuốc Diazepam, cơn giật có thể kéo dài hơn (20 % kéo dài trên 5 phút, khi thụt hậu môn Diazepam thì không có trường hợp nào kéo dài trên 5 phút).

Kết quả này phù hợp với Charles O’Sullivan: sử dụng Diazepam thụt hậu môn cho bệnh nhân có thể cắt cơn co giật trong vòng 05 phút, và kết quả này cũng tương đương với Bhattacharyya M: hiệu quả cắt cơn co giật khi thụt hậu môn Diazepam là 68.3 ± 55.12 giây.

Phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Đảm bảo hiệu quả cắt cơn co giật, tiết kiệm vật tư tiêu hao, dễ thực hiện và an toàn cho người bệnh, không gây đau cho bệnh nhân và không có tai biến ngừng thở như phương pháp tiêm Diazepam đường tĩnh mạch.

Hạn chế:  Bệnh nhân bị đi ngoài hoặc có vấn đề về hậu môn trực tràng thì không sử dụng được hoặc phải thực hiện lại.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân co giật cần cấp cứu theo y lệnh của bác sĩ, đối với những trường hợp bệnh nhân co giật dài thường áp dụng tiêm tĩnh mạch diazepam để cắt cơn giật nhanh cho bệnh nhân.  

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sử dụng Diazepam đường thụt hậu môn có hiệu quả trong việc cắt các cơn co giật, an toàn và dễ thực hiện. Có thể sử dụng phương pháp này thay thế cho việc tiêm tĩnh mạch Diazepam ở tất cả các cơ sở điều trị nhi khoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Charles O’Sullivan. The use of rectal diazepam for the treatment of prolonged convulsions in children.

2. Madhumita B, Veena K, Sheffali G. Intranasal Midazolam vs Rectal Diazepam in Acute Childhood Seizures.

3. Bệnh viện Nhi Trung ương. Qui trình kĩ thuật điều dưỡng chuyên khoa Nhi 06 tháng.

Nguyễn Thị Hương; Nguyễn Thị Minh Tuyết và nhóm điều dưỡng Khoa Thần kinh

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Phát triển thể chất ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể. Đánh gi&aacu...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Gia đình nên thống nhất cách dạy trẻ

Hiện nay hầu hết mỗi gia đình thường chỉ có 1-2 con và cả nhà thường cùng quan tâm đến trẻ. Nhiều trẻ được chiều chuộng thái quá sinh ra c&oac...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám