• 18/05/2014
  • Ninh Thị Ứng, Cao Vũ Hùng
  • 4457 lượt xem

Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của các tế bào thần kinh ở não.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 50 triệu người mắc bệnh  động kinh. Tỷ lệ mắc động kinh khác nhâu ở các nước, khoảng 0,5-1%, Ở Việt Nam tỷ lệ ướng chừng 0,5%, trong đó trẻ em chiếm 30%.

Nguyên nhân theo nhóm tuổi

 - Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, giảm Calci, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, nhóm bệnh thần kinh da, sau xuất huyết não.

 - Trẻ trên 1 tuổi: Di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, rối loạn chuyển hóa, giảm Calci, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, sau chấn thương sọ não, sau mắc các bệnh nhiễm trùng thần kinh như viêm não, màng não,....

- Ở trẻ lớn: sau chấn thương, các bệnh nhiễm trùng thần kinh, sau xuất huyết não, u não,....

Cơ chế bệnh sinh.

 - Biến đổi bất thường các dòng ion Kali và Natri qua màng tế bào. Thiếu dòng điện phụ thuộc Calci. Thiếu màng ATP có trách nhiệm vận chuyển Ion.

 - Tăng kích thích vào Glutamate, giảm ức chế  gamma aminobutyric acid (Gaba).

 -  Mất cân bằng giữa hệ thống ức chế và hưng phấn của màng neuron gây ra tăng hoạt động đồng bộ của một quần thể neuron.

Phân loại  động kinh của Hiệp hội chống động kinh thế giới năm 1989

1. ĐK cục bộ

- Động kinh cục bộ tiên phát.

    +Động kinh cục bộ không rõ nguyên nhân.

- Động kinh cục bộ căn nguyên ẩn (nguyên nhân không rõ ràng)

- Động kinh triệu chứng thứ phát

    + Động kinh thùy thái dương, thùy trán, đỉnh, chẩm.

    + Động kinh cục bộ toàn thể hóa.

2. ĐK toàn thể

- ĐK toàn thể không rõ nguyên nhân

    + Co giật sơ sinh lành tính

    + Co giật  sơ sinh lành tính có tính chất gia đình

    + ĐK toàn thể nguyên phát

    +  ĐK giật cơ

    +  ĐK cơn vắng ý thức

- ĐK toàn thể căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng

    + Hội chứng West (giật co thắt gấp)

    + Hội chứng Lennox – Gastaut

    + Bệnh não giật cơ sớm (hội chứng Drave)

    + Bệnh não giật cơ với điện não đồ có chặp ức chế – bộc phát (hội chứng Otahara).

3. Động kinh và hội chứng không xác định được cục bộ hay toàn bộ

-  ĐK thất ngôn mắc phải (hội chứng Laudau Kleffner)

-  ĐK có nhọn sóng liên tục khi ngủ.

4. ĐK với hội chứng đặc hiệu.

-  ĐK khi có sốt.

 

Tin bài khác

Co giật, động kinh liên quan đến sốt

Sốt cao co giật gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, hay gặp là từ 9 – 12 tháng (Berg,2010) (2), Tỷ lệ  mắc 3-7% ở trẻ dưới 7 tuổi. Sốt cao co giật khi sốt không c...

Phân loại động kinh năm 2010

Dựa trên các quan điểm khác nhau, cùng với sự phát triển của y tế nói chung và chuyên ngành thần kinh nói riêng, hệ thống p...

Chăm sóc tâm lý cho trẻ bị động kinh (bài viết cho sinh hoạt câu lạc bộ gia đình trẻ bị động kinh)

Động kinh là bệnh lý mãn tính do hoạt động kịch phát tại não biểu hiện bằng những cơn động kinh xảy ra đột ngột, tái phát. Động kinh đò...

Đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi

Co giật, động kinh thời kỳ sơ sinh bao gồm: Động kinh (ĐK) sơ sinh gia đình lành tính (BFNE); Bệnh não giật cơ nhũ nhi (EME); Hội chứng Ohtahara. Thời kỳ trẻ nhũ nhi (từ...

Bệnh não động kinh và co giật liên quan đến sốt ở trẻ em

Bệnh não động kinh (epileptic encephalopathies) là nhóm bệnh  rối loạn  nặng, co giật xuất hiện rất sớm từ sơ sinh, lâm sàng co giật toàn thể, cơn...

Hội chứng West

Hội chứng West là một loại động kinh bắt đầu từ thời kỳ trẻ nhỏ. Hội chứng này còn được gọi là co thắt ở trẻ nhỏ (infantile spasm), đã được bác sỹ người An...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám