• 11/05/2014
  • Lê Ngọc Anh – Cao Vũ Hùng
  • 10101 lượt xem

Đây là kỹ thuật ghi lại những xung điện từ các neuron trong não. Điện não đồ có vai trò trong chẩn đoán và điều trị động kinh (chẩn đoán xác định, phân biệt, định khu, phân loại và theo dõi tiến triển), trong y pháp, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ và trong các bệnh lý thần kinh khác.

Người ta chia hoạt động điện não thành các nhóm chính: h

·        Hoạt động dải tần số alpha

·        Hoạt động nhanh: hoạt động beta

·        Hoạt động chậm: sóng theta, sóng delta

·        Hoạt động kịch phát: nhọn, gai, đa nhọn, nhọn- sóng, đa nhọn- sóng

Ở trẻ em việc ghi điện não có một số sự khác biệt so với ở người lớn, các hoạt động sóng điện não bình thường thay đổi theo lứa tuổi, nhiều khó khăn trong quá trình ghi, dễ bị nhiễu, đôi khi phải sử dụng an thần.

Ghi điện não đồ với các điện cực cực đặt ở bề mặt của da đầu một cách chuẩn mực là phương pháp phổ biến nhất:

·        Các vị trí đặt điện cực chuẩn theo quy định quốc tế gọi là hệ thống 10 – 20 của Jasper.

·        Theo quy định, tên của các điện cực là tên của vùng da đầu mà nơi ta đặt nó. Ví dụ: Fp (Fronto - polaire: cực trán), F (Frontal: trán)….các điện cực ở đường giữa mang tên Z có nghĩa là Zero. Các điện cực mang số chẵn nằm bên phải và các điện cực nằm bên trái mang chữ số lẻ.

·        Các chuyển đạo là cách thức kết hợp của nhiều cặp điện cực với nhau. Có 2 loại: chuyển đạo đơn cực, chuyển đạo lưỡng cực.

·        Các đạo trình là các kiểu kết nối các điện cực theo các trục khác nhau để thăm dò điện não trên toàn bộ bề mặt da đầu theo ý muốn. Hai loại đạo trình hay được sử dụng là đạo trình ngang và đạo trình dọc.

Quy trình ghi điện não thường quy

Chuẩn bị:

·        Cần gội sạch đầu và để khô tóc trước khi ghi điện não

·        Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt các loại thuốc an thần ít nhất trước đó 3 ngày. Tuy nhiên đối với thuốc chống động kinh không nhất thiết phải ngừng.

·        Trước khi đặt các điện cực, da đầu phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da đầu.

·        Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

·        Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất

·        Lắp điện cực

·        Lọc nhiễu

Yêu cầu đối với phòng ghi điện não

·        Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến

·        Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·        Ánh sáng vừa phải

·        Có dây tiếp đất tốt và an toàn

·        Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24 độ C

·        Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn

·        Có giường hoặc ghế ghi điện não phù hợp.

Quy trình

·        Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều lần mở mắt và nhắm mắt để đánh giá đáp ứng, tiếp theo làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng với mục đích hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hóa khác: kích thích tiếng động, nghiệm pháp đọc, tính nhẩm, kích thích cảm giác bản thể, vận động, ngủ.

·        Quy trình cụ thể:

-         Ghi trong 3 phút ở chuyển đạo đơn cực, nhắm mở mắt 1 lần

-         Ghi trong 3 phút tiếp theo trên đạo trình ngang, kích thích ánh sáng 3 lần: 2 lần khi nhắm mắt và 1 lần khi mở mắt ở tần số 18Hz

-         Tiếp theo bệnh nhân thở sâu trong 3-5 phút tiếp theo trên đạo trình dọc, bệnh nhân nhắm mắt

-         Sau thở sâu ghi tiếp 3 phút rồi kết thúc.

Cách đọc một bản bản ghi điện não đồ

·        Thủ tục hành chính, tóm tắt bệnh sử

·        Các hoạt động sóng cơ bản (chu kỳ/s hay biên độ), sự đồng bộ của tần số so sánh giữa 2 bán cầu.

·        Biên độ của các hoạt động điện não, đặc biệt của những thành phần sóng chiếm ưu thế trên bản ghi, tính đối xứng của biên độ hoạt động điện não giữa 2 bán cầu.

·        Hình thái của các sóng điện não

·        Khả năng đáp ứng của bản ghi đối với nhắm mở mắt

·        Đáp ứng của bản ghi đối với các nghiêm pháp hoạt hóa

·        Các thành phần nhiễu

·        Các sóng bất thường và sóng bệnh lý

·        Tìm các dạng  biến đổi bệnh lý đặc trưng

Tin bài khác

Co giật, động kinh liên quan đến sốt

Sốt cao co giật gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, hay gặp là từ 9 – 12 tháng (Berg,2010) (2), Tỷ lệ  mắc 3-7% ở trẻ dưới 7 tuổi. Sốt cao co giật khi sốt không c...

Phân loại động kinh năm 2010

Dựa trên các quan điểm khác nhau, cùng với sự phát triển của y tế nói chung và chuyên ngành thần kinh nói riêng, hệ thống p...

Chăm sóc tâm lý cho trẻ bị động kinh (bài viết cho sinh hoạt câu lạc bộ gia đình trẻ bị động kinh)

Động kinh là bệnh lý mãn tính do hoạt động kịch phát tại não biểu hiện bằng những cơn động kinh xảy ra đột ngột, tái phát. Động kinh đò...

Đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi

Co giật, động kinh thời kỳ sơ sinh bao gồm: Động kinh (ĐK) sơ sinh gia đình lành tính (BFNE); Bệnh não giật cơ nhũ nhi (EME); Hội chứng Ohtahara. Thời kỳ trẻ nhũ nhi (từ...

Bệnh não động kinh và co giật liên quan đến sốt ở trẻ em

Bệnh não động kinh (epileptic encephalopathies) là nhóm bệnh  rối loạn  nặng, co giật xuất hiện rất sớm từ sơ sinh, lâm sàng co giật toàn thể, cơn...

Hội chứng West

Hội chứng West là một loại động kinh bắt đầu từ thời kỳ trẻ nhỏ. Hội chứng này còn được gọi là co thắt ở trẻ nhỏ (infantile spasm), đã được bác sỹ người An...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám