• 07/07/2014
  • Quách Thúy Minh
  • 2209 lượt xem

Bắt nạt là thực hiện những hành vi gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ. Trẻ có thể bị người lớn hoặc trẻ khác bắt nạt. Những hành vi mà trẻ bị băt nạt thường gặp phải như: bị đánh, bị trấn lột đồ dùng hoặc tiền bạc, bị trêu chọc chế giễu, bị xa lánh cô lập…

Do bị bắt nạt nhiều trẻ trở nên lo lắng, sợ hãi, thu mình, ăn ngủ không yên, cơ thể gầy sút, không muốn đi học, hay kêu mệt mỏi đau đầu đau bụng…Một số trẻ trở nên cáu gắt nóng nảy hoặc dễ khóc lóc.

Những trẻ dễ bị bắt nạt thường là những trẻ tính tình hiền lành, không tự tin, không biết cách ứng xử linh hoạt, hoặc là những trẻ có vóc dáng nhỏ bé yếu ớt, hoặc là những trẻ trông khác biệt so với trẻ cùng lứa như quá cao, quá béo, có một khuyết tật nào đó…

Để giúp trẻ vượt qua được tình trạng này, cha mẹ cần nói rõ cho trẻ biết phải xử lý trực tiếp tại nơi trẻ bị bắt nạt như:

- Trẻ nên ngẩng đầu nhìn thẳng vào kẻ bắt nạt mình, tỏ ra bình tĩnh và không sợ hãi.

-  Có thể nói với kẻ bắt nạt một vài câu như: cậu muốn gì, sao cậu lại làm thế, tớ chẳng muốn gây sự với cậu đâu … hoặc tớ sẽ mách cô giáo (bác bảo vệ) nếu cậu còn tiếp tục như vậy…Giọng nói nên cương quyết và rõ ràng để kẻ bắt nạt biết là trẻ không sợ hãi.

- Nên gọi một vài bạn khác đến để giúp đỡ và để không bị cô lập.

- Nếu trẻ bị trêu chọc chế giễu thì trẻ nên tìm lại một câu hài hước nào đó để nói lại.

- Trong một số tình huống kẻ bắt nạt dùng bạo lực, trẻ nên bỏ đi chỗ khác mà không nên đối đầu hoặc nên tìm đến chỗ an toàn như nơi có thầy cô, bác bảo vệ, người lớn, hoặc nhóm bạn thân để được che chở giúp đỡ.

- Tùy theo tình huống cụ thể là sự việc bắt nạt thường xảy ra ở chỗ nào, với mục đích gì mà cha mẹ nêu hướng cách giải quyết cho con mình để dập tắt ngay ý muốn của kẻ bắt nạt.

Cha mẹ cũng nên lưu ý chỉ bảo cho trẻ phải làm gì để không bị bắt nạt tiếp tục. Những kẻ bắt nạt người khác thường là những trẻ muốn tỏ ra mình có sức mạnh, muốn làm cho người khác qui phục và  ở nhà không được giáo dục tốt hoặc đã từng bị bắt nạt hoặc bị đánh mắng nhiều .

Muốn trẻ trở nên mạnh mẽ cha mẹ nên tạo điều kiện cho con có một sức khỏe thể chất tốt, học tập tốt, tâm lý hài hòa, có tính tự tin và có những kỹ năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.

Cha mẹ luôn gần gũi hỏi han trẻ về học hành, quan hệ bạn bè…Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe, thay đổi tính tình, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân. Luôn lắng nghe trẻ nói với thái độ bình tĩnh, không trách mắng trẻ. Nên khuyên trẻ chơi với nhóm bạn tốt, tránh tiếp xúc với những bạn hay gây gổ xấu tính. Có thể cùng với trẻ chơi trò chơi phân vai: bố mẹ làm kẻ bắt nạt còn trẻ đóng vai bị bắt nạt và hướng dẫn trẻ xử lý tình huống. Bảo trẻ nên tránh đi đến những nơi dễ bị bắt nạt, nên đi cùng với nhóm bạn thân, nên mách cô giáo nếu trong lớp có bạn khác bị bắt nạt…Trẻ có thể viết nhật ký, vẽ tranh… mô tả cảnh bị bắt nạt để bộc lộ cảm xúc và chủ động hơn trong những tình huống xảy ra.  Trẻ có tính cách mạnh mẽ tự tin là điều kiện tốt nhất để tránh bị bắt nạt.

ThS. Quách Thúy Minh

Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám