• 07/07/2014
  • Quách Thúy Minh
  • 3145 lượt xem

Một số trẻ em bị lạc khi cha mẹ cho đi chơi ở công viên, siêu thị, lễ hội, đi du lịch… là những nơi rộng rãi, có khi là lạ lẫm với trẻ và rất đông người. Trẻ bị lạc do mải nhìn thứ thích, có khi trẻ dừng  lại lâu ở chỗ có đồ chơi, trò chơi hấp dẫn, hoặc do cha mẹ không nắm tay trẻ đi cùng.

Trẻ bị lạc thường rất hoảng sợ, hay chạy ngay đi tìm bố mẹ và khó định hướng do trẻ còn nhỏ và đang rất bối rối. Cha mẹ của trẻ khi thấy con bị lạc cũng  lo sợ và vội vàng chạy đi tìm con. Như vậy là cả trẻ và cha mẹ đều ở trong tình trạng di chuyển nên nếu ở nơi rộng rãi hoặc có nhiều ngả đường rẽ đi các phía thì hai bên rất khó gặp được nhau. Trẻ bị lạc có thể dẫn đến những tai họa khác nhau như bị bắt cóc, bị tai nạn giao thông… nhưng hậu quả thường gặp nhất là trẻ sợ hãi và có ấn tượng xấu lâu dài trong trí nhớ vì đã bị lạc đường.

Để giúp cho trẻ biết xử lý khi bị lạc đường, cha mẹ nên dặn con nếu không may bị lạc thì nên bình tĩnh không kêu la khóc lóc, mà nên đứng im tại chỗ để chờ cha mẹ quay lại tìm. Nếu được một lúc mà không thấy cha mẹ đâu, trẻ có thể tìm đến chú bảo vệ, chú công an ở nơi gần nhất, hoặc tìm người đang bán hàng nếu đang ở siêu thị … Trẻ nói với những người đáng tin cậy này địa chỉ của nhà mình, số điện thoại của cha mẹ  nhờ gọi giúp, còn nếu lạc ở siêu thị, nhà ga, công viên thì nhờ phát thanh lên loa công cộng để cha mẹ tìm đên đón về. Nhắc trẻ khi bị lạc không nên đi theo bất kỳ ai là người lạ vì dễ có nguy cơ bị bắt cóc hoặc bị xâm hại. Nếu người lạ có tình kéo trẻ đi thì dặn trẻ phải kêu la to lên đây không phải là cha mẹ tôi, tôi bị bắt… để mọi người xung quanh giúp đỡ.

Một số trẻ mới đi học không nhớ đường về nhà nhưng trẻ lại tự đi về mà không chờ cha mẹ đến đón. Trong trường hợp này khi bị lạc trẻ nên nhờ chú công an nơi gần nhất gọi điện về nhà, hoặc có thể vào nhà người ven đường nhờ gọi điện về nhà để bố mẹ đến đón.

Để phòng ngừa trẻ bị lạc, cha mẹ nên dạy con nhớ địa chỉ gia đình, số điện thoại của gia đình. Có thể phải dạy trẻ nhiều lần và thường xuyên kiểm tra xem trẻ đã nhớ kỹ hay chưa vì trẻ em thường dễ nhớ nhưng quên nhanh. Cẩn thận hơn nữa trước khi đi cha mẹ nên ghi địa chỉ và điện thoại của gia đình cho vào túi của con. Cha mẹ cũng nên cho trẻ mặc những bộ quần áo sáng màu khi đi chơi để dễ tìm trẻ nếu chẳng may bị lạc. Nếu trẻ đã từng bị lạc thì sau đó cùng trẻ phân tích lại sự kiện và đó là một bài học để trẻ rút kinh nghiệm xử lý cho những lần sau.

 

 

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám