• 13/05/2014
  • Đặng Anh Tuấn
  • 4219 lượt xem

Là trạng thái trong đó bệnh nhân có các cơn co giật kéo dài trên 30 phút (những tài liệu gần đây còn coi các cơn co giật trên 5 phút có thể coi là bắt đầu vào trạng thái động kinh). Giữa 2 cơn liên tiếp bệnh nhân trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch, nội môi. Trạng thái động kinh có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.

Xử trí:

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đầu cao 30 độ (nếu có tăng áp lực sọ não) hoặc nằm nghiêng sang phải.

- Thở ôxy. Hút đờm dãi nếu tăng tiết nhiều.

- Tiêm tĩnh mạch Seduxen lần thứ nhất, liều: 0,2 – 0,5 mg/kg nhưng không quá 10 mg hoặc thụt hậu môn, liều 0,5mg/kg. Nếu bệnh nhân còn tiếp tục giật sau 5 phút: tiêm tĩnh mạch nhắc lại Seduxen (lần thứ hai), liều: 0,3mg/kg.

- Cặp nhiệt độ, nếu sốt: chườm mát tích cực và cho thụt hậu môn Paracetamol 15mg/kg/1 lần, cách 4-6 giờ, không quá 60mg/kg/24 giờ.

- Xét nghiệm đường máu, canxi máu, điện giải đồ, khí máu nếu có điều kiện. Theo dõi nhịp thở, phát hiện sớm sự ức chế hô hấp, đặt nội khí quản, bóp bóng nếu ngừng thở.

- Sau 10 phút còn giật: Phenobarbital 10-15 mg/kg tiêm tĩnh mạch (bơm máy) trong 15-20 phút.

- Sau 25 phút không kết quả tiêm nhắc lại Phenobarbital 10mg/kg tĩnh mạch trong 15 phút.

- Chống phù não:-Dexamethazone: 0,4mg/kg tĩnh mạch trong 2 lần cách 8 giờ. + Manitol 20%-0,5g/kg truyền 40 – 60 giọt/phút, sau đó truyền tiếp + Ringer Lactat 20 – 50ml/kg. Bù đường nếu đường máu hạ < 2,5mmol/l bằng bơm tĩnh mạch dung dịch glucoza  10 %, liều: 5ml/kg.

- Điều chỉnh thăng bằng nước điện giải, cân bằng toan máu.

- Sau 60 phút vẫn còn giật: xem xét khả năng đặt nội khí quản, chuyển hồi sức cấp cứu để truyền tĩnh mạch Thiopentane 3-5mg/kg kèm theo thở máy.

Các biến chứng của trạng thái động kinh

- Thiếu ôxy não và các nội tạng khác.

- Suy hô hấp: thở chậm, ngừng thở, nhịp thở Cheyne – Stokes, thở nhanh, phù phổi, toan hô hấp.

- Biến chứng tim mạch: mạch nhanh hoặc chậm,  tăng HA, suy tim, shock tim

- Rối loạn chuyển hoá: toan chuyển hoá, tăng kali-máu, giảm đường-natri máu.

- Suy thận: đái ít, hoại tử cầu thận cấp tính do tiêu cơ vân cấp.

- Rối loạn thần kinh thực vật: nôn, tăng tiết mồ hôi, tăng tiết nước-bọt.

Tin bài khác

Phác đồ tiếp cận và chẩn đoán động kinh ở trẻ em

Động kinh à sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của các tế bào thần kinh ở não.Tr&e...

U não ở trẻ em (Brain Tumor in Children)

U não là những khối u tạo nên do quá trình phân chia tế bào không kiểm soát được trong não, gồm các u nguyên ph&aacut...

Phục hồi chức năng trẻ bại não

Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. ...

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em

Viêm não cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não, chủ yếu là do vi r&uacu...

Chảy máu trong sọ ở trẻ em (Intracranial Hemorrhage)

Chảy máu trong sọ là do vỡ bất kỳ mạch não nào ở màng não và não.Chảy máu trong sọ là một bệnh cấp cứu và phổ biến....

Viêm tủy (Myelitis)

Viêm tủy (myelitis): là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi viêm cấp tính một đoạn tủy sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rố...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám