TÓM LƯỢC
Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) là rối loạn hành vi thần kinh thường gặp nhất ở thời kỳ ấu thơ và ảnh hưởng sâu sắc đến thành tích học tập, sự khỏe mạnh, và tương tác xã hội của trẻ; Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất bản hướng dẫn lâm sàng trong chẩn đoán và đánh giá ADHD ở trẻ em vào năm 2000; hướng dẫn về điều trị theo sau vào năm 2001. Pediatrics2011;128:000
Tóm tắt các tuyên bố hành động chính:
1. Bác sĩ chăm sóc ban đầu nên bắt đầu đánh giá ADHD cho tất cả trẻ em từ 4 đến 18 tuổi khi biểu hiện có vấn đề về học tập hoặc hành vi và triệu chứng về mất chú ý, tăng động hoặc hấp tấp (chất lượng bằng chứng B/khuyến cáo chính)
2. Để làm chẩn đoán ADHD, bác sĩ chăm sóc ban đầu nên xác định rằng đáp ứng tiêu chuẩn Hướng dẫn thực hành Chẩn đoán và Thống kê về bệnh tâm thần, phiên bản lần thứ 4 (gồm bằng chứng tài liệu về sự suy giảm trong hơn 1 bối cảnh chính); thông tin nên lấy chủ yếu từ báo cáo của cha mẹ hoặc người giám hộ, giáo viên, và bác sĩ khác ở trường và bác sĩ sức khỏe tâm thần liên quan đến chăm sóc trẻ. BS chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng nên loại trừ bất cứ nguyên nhân khác (chất lượng bằng chứng B/khuyến cáo chính)
3. Trong đánh giá ADHD cho trẻ, bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu nên tính đến đánh giá các trạng thái khác có thể cùng tồn tại với ADHD, kể cả trạng thái cảm xúc hoặc hành vi (ví dụ, lo âu, trầm cảm, chống đối thách thức, và rối loạn cư xử), phát triển (ví dụ rối loạn học hỏi và ngôn ngữ hoặc rối loạn phát triển thần kinh), và thể chất (ví dụ tật máy giật cơ, ngừng thở lúc ngủ) (chất lượng bằng chứng B/khuyến cáo chính)
4....
Để có bài toàn văn bằng Tiếng Việt, xin vui lòng Dowload file đính kèm