• 05/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 19130 lượt xem

1. Vai trò môi trường văn hoá xã hội đến sự phát triển của vị thành niên

Nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm quí báu, những tri thức của loài người, mang bản sắc dân tộc, và đó là nội dung cơ bản để trẻ em phát triển trí tuệ, nhân cách. Hơn nữa văn hoá xã hội chứa đựng cả những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mỹ, nó giúp cho trẻ vươn tới chân, thiện, mỹ. Toàn bộ những sản phẩm, hoạt động chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội là môi trường nuôi dưỡng, là động lực để hình thành nhân cách, bản lĩnh, đạo đức cho một trẻ, cho thế hệ của chúng. Môi trường văn hoá nào, thì tâm lý trẻ em mang sắc thái của nền văn hoá đó.

2. Văn hoá gia đình

Vai trò của gia đình rất quan trọng trong sự phát triển của  trẻ, đặc biệt trẻ tuổi trước học đường. Lúc mới sinh ra tất cả trẻ em được bố mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm gia đình, đến tuổi trưởng thành mới hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Tổ ấm gia đình là môi trường văn hoá, được tạo dựng trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt. Đó là môi trường trẻ được chăm sóc, nuôi dạy an toàn và thoả mãn được các nhu cầu thích hợp cho trẻ phát triển toàn diện. Với môi trường như vậy, trẻ có được cảm giác an toàn, giúp trẻ yên tâm, vui vẻ hồn nhiên, mạnh dạn thăm dò, thử nghiệm, tìm cách tác động lên sự vật, học hành. Nó phát huy được tiềm năng về cơ thể, tâm lý đang sinh sôi nảy nở. Ngược lại, môi trường thiếu nuôi dưỡng, thiếu tình thương, đe nẹt, xung đột, bạo lực thì trẻ không có được cảm giác an toàn, luôn lo sợ làm cho trẻ co mình lại, giảm linh hoạt, tăng thụ động và dẫn đến thụ động, nghi ngờ cuộc sống, buồn chán, các chuẩn mực xã hội bị phá vỡ. Như vậy, sự phát triển về sức khoẻ tâm thần bị cản trở, lệch lạc.  

Vị thành niên chịu ảnh hưởng bởi các cảm nghĩ và các mối quan hệ của cha mẹ đối với con cái, và đối với người khác. Cha mẹ là những biểu mẫu về người đàn ông, người đàn bà, người chồng người vợ, người mẹ người cha, nên VTN có xu hướng phát triển giống cha mẹ mình hơn. VTN học cách ứng xử, quan hệ với mọi người, với xã hội giống như cha mẹ chúng bộc lộ trong đời sống hàng ngày. VTN thường rất nhạy cảm với tình cảm của cha mẹ với chúng và giữa cha mẹ với nhau, vì vậy đôi khi chỉ một lời chỉ trích bóng gió đã gây tác hại đối với cảm xúc mạnh liệt của VTN.

Các bậc cha mẹ thường có những tình cảm hai mặt trước sự trưởng thành của con cái, họ có cả cảm giác mất mát khi trẻ có xu hướng tách ra khỏi cha mẹ để hướng vào xã hội, bên cạnh là cảm giác yêu thương và trách nhiệm đối với con. Cha mẹ cần có cái nhìn thấu đáo về việc tạo ra cơ hội cho sự trưởng thành của vị thành niên, tuy nhiên những vấn đề đó có thể có các tác hại, nên cần phải biết khi nào thì cho phép trẻ được làm theo ý muốn và khi nào thì phải chỉ bảo và răn đe.

3. Trường học với sự nghiệp giáo dục

Là một môi trường cho trẻ tiếp nhận phát triển tri thức, hình thành phát triển nhân cách.  Sự giáo dục không hợp lý, áp đặt, quá tải, thiếu khuyến khích hoặc hạn chế tính năng độc lập của trẻ, đều sai qui luật phát triển của chúng. Điều đó sẽ hạn chế năng lực sinh học và tính hứng thú, sáng tạo, cống hiến.

Điều tra tại Việt Nam năm 2003 cho thấy 96,2% thanh thiếu niên đã từng đi học, tỷ lệ này ở thành thị là 98,6% so với 95,4% ở nông thôn và có sự tương quan giữa nam và nữ (97% ở nam và 95,4% ở nữ). Tỷ lệ nữ thanh thiếu niên thiểu số chưa bao giờ đi học là 19%, trong khi đó ở nam là 10%. Tỷ lệ bỏ học cao ở lứa tuổi từ 12-16, thấp hơn ở lứa tuổi 17-18 và lại cao hơn ở lứa tuổi 19, lý do chính của những thanh thiếu niên bỏ học là do điều kiện kinh tế khó khăn (25%); phải đi làm để giúp gia đình (20%); không muốn đi học (13,8%); thi không đỗ (13,5%, sức học yếu (6%).

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám