• 25/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 13128 lượt xem

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể.

Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ dựa vào việc theo dõi phát triển về trọng lượng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay... và tỷ lệ các phần cơ thể.

1. Phát triển trọng lượng

Trẻ lúc mới sinh đủ tháng có trọng lượng 2,9 – 3 kg. Nếu trọng lượng dưới 2,5 kg được coi như suy dinh dưỡng bào thai, đẻ thấp cân hoặc đẻ non.

Trong năm đầu trọng lượng tăng nhanh:

Trẻ 5-6 tháng tuổi có trọng lượng tăng gấp đôi lúc mới đẻ

Trẻ 12 tháng tăng gấp 3 lần lúc đẻ

Từ năm thứ 2 trở đi trọng lượng tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg.

Có thể tính gần đúng trọng lượng của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:

M ( kg) = 9 kg +1,5 ( N-1)

Trong đó:

M : trọng lượng trẻ trên 1 tuổi

9kg : cân nặng khi 1 tuổi

N : số tuổi

Ví dụ: Trẻ 6 tuổi có trọng lượng là:

M = 9 +1,5 ( 6-1 ) = 16,5 kg

ở tuổi dậy thì trọng lượng tăng nhanh, mỗi năm tăng 3-4 kg.

Theo dõi trọng lượng theo biểu đồ phát triển trọng lượng, cho thấy quy luật chiều hướng đi lên theo tuổi. Nếu thấy trọng lượng của trẻ dừng hoặc giảm ( đường biểu diễn trọng lượng đi ngang hoặc xuống dốc ) là dấu hiệu nguy cơ, cần phải tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh

2. Phát triển chiều cao:

Trẻ mới sinh đủ tháng trung bình cao 48 – 50 cm

Trong năm đầu chiều cao phát triển nhanh:

Quý 1: mỗi tháng tăng 3,5 cm

Quý 2: mỗi tháng tăng 2 cm

Quý 3: mỗi tháng tăng 1,5 cm

Quý 4: mỗi tháng tăng 1 cm

Như vậy khi trẻ 12 tháng chiều cao tăng thêm 23-25 cm – cao gấp rưỡi so với khi mới sinh.

Từ trên 1 tuổi: mỗi năm trung bình tăng 5 cm, tới tuổi dậy thì chiều cao tăng nhanh hơn, có trẻ tăng hơn 100 cm một năm khi tuổi dậy thì.

Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:

H ( cm) = 75 cm  + 5 cm  ( N-1 )

Trong đó :

              H – Chiều cao của trẻ cần tính

              75 cm – Chiều cao khi trẻ 1 tuổi

              N – Số tuổi của trẻ.

Ví dụ : Trẻ 6 tuổi có chiều cao là:

              H ( cm) = 75 cm  + 5 cm  ( 6-1 ) = 100 cm

3. Phát triển vòng đầu:

Vòng đầu trẻ lúc mới sinh trung bình là 32 cm

Trong năm đầu, vòng đầu phát triển nhanh nhất. Những năm sau tăng chậm hơn phụ thuộc vào phát triển của não.

Trẻ sơ sinh:  32 cm

1 tuổi           46 cm

2 tuổi           48 cm

3 tuổi           49 cm

7 tuổi           51 cm

12 tuổi         52 cm

4. Phát triển vòng ngực:

Khi mới đẻ vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 2 cm. Sau sinh vòng ngực lớn rất nhanh. Khi 6 tháng tuổi vòng ngực bằng vòng đầu, sau đó lớn vượt vòng đầu.

Từ 2-6 tuổi, vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2 cm.

Từ trên 7 tuổi vòng ngực vượt xa vòng đầu.

5. Vòng cánh tay:

Vòng cánh tay phát triển nhanh trong năm đầu:

Trẻ mới sinh:  10,5 – 11 cm

Trẻ 1 tuổi :      15 – 16 cm

Những năm tiếp theo vong cánh tay phát triển chậm.

Từ 1-5 tuổi : 16 – 18 cm

6. Tỷ lệ cân đối cơ thể:

Tỷ lệ chiều cao của đầu so với chiều cao toàn thân:

          Trẻ sơ sinh:  1/4

          Trẻ 2 tuổi :   1/5

          Trẻ 6 tuổi:    1/6

          Trẻ 12 tuổi:  1/7

Chiều dài chi trên và chi dưới:

Trẻ sơ sinh các chi khoảng 1/3 chiều cao toàn thân.

Trẻ càng lớn  tỷ lệ này tăng dần. ở lứa tuổi trưởng thành chiều dài chi trên bằng 45% chiều cao và chiều dài chi dưới bằng 50% chiều cao.

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tì...

Gia đình nên thống nhất cách dạy trẻ

Hiện nay hầu hết mỗi gia đình thường chỉ có 1-2 con và cả nhà thường cùng quan tâm đến trẻ. Nhiều trẻ được chiều chuộng thái quá sinh ra c&oac...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám