• 08/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 5090 lượt xem

Rối loạn hành vi thường trầm trọng ở tuổi dậy thì, xu hướng thường gặp là sự quấy phá và chống đối lại những chuẩn mực của người lớn, có thể bộc lộ những biểu hiện chống đối lại xã hội.

Rối loạn hành vi (Conduct Disorders) là nhóm các hành vi có đặc trưng là bộc lộ sự xâm phạm các quyền cơ bản của người khác hoặc chống lại các chuẩn mực xã hội. Các hành vi chống đối xã hội khiến VTN vi phạm luật pháp, nó đi ngược lại các qui tắc luật lệ, trật tự qui định của xã hội (bao gồm cả gia đình, trường học, cộng đồng...).

Rối loạn hành vi biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Rối loạn hành vi ở mức độ nặng và kéo dài dễ dẫn đến tội phạm, các hành vi được chia thành 2 nhóm chính:

1/ Các hành vi hung hãn gây thiệt hại đến thể chất của người khác hay động vật như: gây gỗ đánh nhau, tàn ác với súc vật, cưỡng dâm, đánh người gây thương tích, giết người...

2/ Loại hành vi không hung hãn nhưng vi phạm các qui tắc xã hội, gây thiệt hại tài sản của người khác, nơi công cộng như: không vâng lời người lớn, nói dối, bỏ nhà, trốn học, gây mất trật tự nơi công cộng, trộm cắp lừa đảo, phá các công trình văn hoá, đốt nhà, cướp của...

Các rối loạn hành vi mang tính chống đối xã hội thường dẫn đến tội phạm, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các quốc gia hiện nay. ở Việt Nam, theo thông báo của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (9/1992), từ năm 1967 -1992 có 13.770 VTN phải học ở các trường cải tạo tập huấn, tỷ lệ trẻ em phạm pháp chiếm 10 – 15%, trong đó 15% dưới 15 tuổi. Tại Mỹ, năm 1966 có 11% số trẻ dưới 19 tuổi phải ra hầu toà. Nói chung tỷ lệ trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng.

Theo điều tra năm 2003, có 1,2% trả lời từng đua xe trái phép, tuy nhiên phần lớn là nam (2,3% nam so với 0,3% nữ), nhiều nhất ở nhóm thanh niên thành thị 18-21 tuổi. Vấn đề bạo lực, có 2,2% thanh thiếu niên nói rằng từng bị người trong gia đình đánh gây thương tích, tỷ lệ này cao gấp đôi ở nhóm thành thị 14-17 tuổi. Có 2,5% đối tượng nói rằng đã từng tụ tập gây rối, trong đó nam thanh thiếu niên là chủ yếu (4,7% nam so với 0,5%), con số này tăng đến 8% ở thanh niên thành thị 18-21 tuổi.

 

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám