Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lường hết sẽ có thể xẩy ra. Lo âu là sợ hãi có tính tổng hợp, khuyếch tán hoặc không có đối tượng cụ thể. Chức năng của lo âu là báo trước cho chủ thể những nguy hiểm có thể dẫn đến và buộc phải cụ thể hóa, xác định rừ đối tượng và đe dọa.
Các mức độ của lo âu
+ Sợ hãi: Là cảm xúc thông thường ở con người, là tớn hiệu báo động của cơ chế tự vệ của cơ thể đỏp ứng với sự nguy hiểm rừ rệt, được biết rừ từ bên ngoài hoặc sự nguy hiểm không rõ do tưởng tượng ra, sợ hãi sẽ mất đi khi sự nguy hiểm đã hết. Đôi khi sự sợ hãi qua mức (khiếp sợ) sẽ là sự trải nghiệm cảm cực kỳ có hại cho con người, làm cho bản thừn cảm thấy mất hết, tê liệt, bất lực, khong tự bảo vệ được để chống lại các hiện tượng trên, còn gọi là “sợ chết điếng”.
+ Lo âu bình thường (Worry): Thông thường trước một tình huống, sự vật đe dọa đến sự an toàn, con người có phản ứng lo lắng, sợ hãi. Phản ứng này có tính chất nhất thời, cơ thể tự điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống một cách nhanh chóng, không để lại hậu quả ảnh hưởng học tập, cụng việc …
+ Lo âu bệnh lý (Rối loạn lo âu - Anxiety Disorder): Các Stress gây lo lắng, sợ hãi kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, chủ thể không thể đối phó được, sẽ phát động hệ thần kinh thực vật hoạt động mạnh mẽ như thở gấp, hồi hộp, mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hụi, run rẩy bất an. Mặc dù các Stress đi qua không còn đe dọa nhưng LA vẫn tồn tại nặng nề, kéo dài, lặp lại làm rối loạn chức năng nhận thức, ứng xử. Lo âu trở nên rất mơ hồ, không rõ đối tượng, phi lý.
Lo âu thể hiện ở 3 mặt:
- Về nhận thức: ở các mức độ khác nhau, có thể có cảm giác không thật của các giác quan, cảm giác mơ hồ, vô căn cứ hoặc tri giác sai thực tại. Cỏ thể luôn lo lắng, sợ hãi một điều gì đó bất lợi như sợ chết, bệnh tật, tai nạn, ốm đau, người thân chết…
- Về cơ thể : Cỏc biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
a, Kích thích, nóng nẩy, bồn chồn
b, Run rẩy tay chân
c, Rối loạn giấc ngủ (khi vào giấc ngủ, hay thức giấc)
d, Vã mồ hôi ngay cả khi trời khi lạnh
e, Hồi hộp, đánh trống ngực
f, Đi đái nhiều lần
g, Căng cơ bắp
h, Rất dễ mệt
i, Cáu bẳn, dễ kích thích
j, Hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ hoặc cảm giác không thật
k, Hụt hơi khi thở
- Về tâm lý: Cảm giác căng thẳng, bồn chồn bất an, bệnh nhân thấy bứt rứt khó chịu dai dẳng, kém tập trung, đầu óc trống rỗng khó thư giãn.
Lo sợ bình thường ở trẻ em.
Lo sợ là một thuật ngữ hết sức bình thường trong cuộc sống, cảm xúc này xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của trẻ, ở một mức độ nào đó thì trạng thái cảm xúc này là có lợi, giúp trẻ trải nghiệm và thích nghi trong cuộc sống. Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những lo sợ khác nhau nhưng điều quan trọng là trẻ vượt qua và thích nghi được.
- Từ 8 tháng tuổi trẻ đã biết lạ quen, sợ người lạ hay khi phải xa bố mẹ…
- Trong những năm đầu trẻ thường sợ những tình huống như đồ vật lạ, âm thanh hay tiếng động, những người lạ, nơi xa lạ…
- Lớn hơn, trẻ sợ những tình huống có tính chất trừu tượng hơn như sợ ma, sợ tối, sợ ở một mình…
- Tuổi thiếu niên, trẻ sợ những tình huống có liên quan đến sự an toàn như bệnh tật, hoặc các vấn đề ở trường học như bài vở, thi cử…Cuối tuổi vị thành niên trẻ lo sợ những mối quan hệ xã hội, những sự thay đổi của cơ thể, về tương lai của mình…
TS. Cao Vũ Hùng