• 13/05/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 100461 lượt xem

Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn.

Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em. Trên cơ sở những nét cơ bản về tâm- sinh lý có thể chia thành:

1. Thời kỳ trong tử cung: Từ lúc thụ thai đến khi đẻ.

- Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.

- Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi sinh các cơ quan này có thể đảm bảo các chức năng.

- Bệnh tật: Chịu ảnh hưởng lớn các bệnh tật của người mẹ.

- Ngày nay người ta đề cập nhiều đến mối quan hệ sớm Mẹ - Con trong giai đoạn này, do vậy các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ (như sự không mong muốn có con, mẹ mắc bệnh trầm cảm…).

2. Giai đoạn từ  0 - 18 tháng tuổi (tuổi sơ sinh và nhũ nhi)

Là thời kỳ rất quan trọng của trẻ, cơ thể và tâm lý có rất nhiều sự thay đổi lớn, các cơ quan phát triển đạt kỷ lục trong giai đoạn này.

- Giai đoạn sơ sinh: Từ  sau đẻ đến ngày thứ 28.

Là giai đoạn thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài sau khi rời tử cung người mẹ.

Các cơ quan đều chưa thực sự hoàn thiện.

Bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, các bệnh có liên quan đến cuộc đẻ, các bệnh nhiễm trùng…

- Giai đoạn nhũ nhi: Từ  sau ngày 28 đến 1 tuổi.

Tốc độ tăng trưởng nhanh, cuối giai đoạn này các cơ quan hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc và chức năng.

Bệnh lý: Nổi bật là bệnh về dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.

Về mặt tâm lý: Các giác quan phát triển để tiếp nhận mọi kích thích từ môi trường sống mang tính tâm lý đầu tiên. Giai đoạn này sự gắn bó mẹ - con đảm bảo các nhu cầu hợp lý cho trẻ, nhờ đó tạo được sự yên tâm cho trẻ và khuyến khích được tiềm năng sinh học phát triển ban đầu.

3. Giai đoạn từ 18 - 36 tháng

Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.

Bệnh tật: Nổi bật vẫn là các bệnh nhiễm trùng.

Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.

Những nét đặc trưng của phát triển tâm lý:

Biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động.

Bước đầu tách mẹ tự lập: cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính…

4. Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi (tuổi mẫu giáo)

Nói và đi thành thạo, dùng ngôn ngữ để giao tiếp, phát triển tính độc lập, tò mò tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động, hay tháo gỡ hoặc phá đồ vật để tìm hiểu.

Nhận thức phát triển, biết phân biệt đúng sai, hư thực nhưng chưa thành thục và nhận thức “cái tôi” đơn giản. Trẻ biết phân biệt giới tính và xu hướng phát triển tính cách theo giới, trong các trò chơi mang đặc thù về giới.

Các nhà tâm lý và tâm thần học trẻ em cho rằng đây là giai đoạn sôi động nhất của tuổi trẻ em. Mọi sự chăm sóc sẽ quyết định sự phát triển toàn diện sau này của trẻ, cần phải khuyến khích tính độc lập, lòng tự tin để phát triển năng lực cá nhân. Ngược lại sự chăm sóc quá nâng đỡ hoặc sao nhẵng, thiếu hụt hoặc đòi hỏi quá mức ở trẻ đều gây tổn thương về SKTT, làm nẩy sinh các hành vi chống đối, nói dối, thiếu tự tin, thiếu hoà nhập, kém giao tiếp, hay sợ hãi…

5. Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi (tuổi thiếu nhi - nhi đồng)

Về mặt cơ thể: Các cơ quan đã hoàn thiện.

Bệnh tật: Trẻ dễ mắc các bệnh miễn dịch dị ứng như thấp tim, viêm cầu thận cấp…và các bệnh xuất hiện trong quá trình học tập (cận thị, gù vẹo cột sống…).

Trẻ đến trường, quan hệ xã hội mở rộng ra nhà trường- thầy cô giáo, quan hệ bạn bè bình đẳng và chấp nhận quy tắc bạn bè, có khả năng hợp tác, hiểu và tôn trọng luật chơi.

Về mặt cảm xúc, đạo đức: giai đoạn này gọi là giai đoạn ẩn tiềm tàng, các vấn đề giới tính ít được đề cập, mặc cảm ơ-đíp được giải toả, là thời kỳ thuận lợi nhất cho học tập.

6. Giai đoạn vị thành niên: Từ 10 đến 19 tuổi.

Đặc trưng của giai đoạn này là hiện tượng dậy thì với nhiều biến động về sinh lý, cơ thể, nội tiết.

Biến động về tâm lý: Trẻ ngượng ngùng, xao xuyến trước những thay đổi của cơ thể, nhiệt tình nhưng cũng dễ bi quan chán nản. Cuối giai đoạn này trẻ có thể lực tốt, có ý thức làm chủ cơ thể và muốn thử sức, thể hiện mình, trẻ có bạn thân, muốn có đời sống riêng biệt cũng như hình thành băng nhóm.

Đây là giai đoạn phát triển có tính chất chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn về mọi khía cạnh. Đặc biệt là tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài như bạn bè, gia đình, nhà trường, bệnh tật…nên ngoài bệnh lý thực thể cần thiết phải được chăm sóc về sức khoẻ tâm thần, giáo dục.

TS. Cao Vũ Hùng

 

 

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám