• 20/05/2014
  • Quách Thúy Minh
  • 4667 lượt xem

Đánh giá và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Khi gia đình thấy trẻ có 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ tự kỷ hoặc có bất thường về ngôn ngữ, hành vi và kém tương tác xã hội như đã nêu tên thì nên cho trẻ đi khám sớm.

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ. Đến  bác sĩ chuyên khoa trẻ được khám, đánh giá và tiến hành một số trắc nghiệm tâm lý để đánh giá mức độ phát triển, hành vi cảm xúc, sàng lọc tự kỷ, mức độ tự kỷ…Việc chẩn đoán xác định tự kỷ khi trẻ 2 tuổi, nhưng đã có thể dự đoán trẻ bị tự kỷ từ trước 2 tuổi nếu thấy trẻ chậm nói, phát âm vô nghĩa, ít nhìn mắt giao tiếp, hay chơi một mình, gọi ít quay lại, đi kiễng gót, quá cuốn  hút say mê với đồ điện tử…

Việc xác định và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là rất cần thiết và càng sớm càng tốt, vì nếu để muộn sẽ rất ít hiệu quả. Để giúp trẻ tự kỷ tiến bộ từng bước và hòa nhập cần có phương pháp điều trị phù hợp bằng tâm lý, giáo dục đặc biệt do các nhà chuyên môn thực hiện và cần có sự hợp tác tham gia tích cực của gia đình. Việc dạy trẻ cần phải tiến hành kiên trì lâu dài đòi hỏi có chương trình phù hợp theo từng giai đoạn.

Để phòng ngừa rối loạn tự kỷ, cha mẹ cần lưu ý: đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ, hạn chế sinh con khi cao tuổi, tránh các yếu tố bất lợi của môi trường sống. Quan tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác, vận động và phát triển giao tiếp. 

Ths.BS. Quách Thúy Minh

Tin bài khác

Điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và vị thành niên

Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ vị thành niên cần đạt được hai mục đích:+ Làm thay đổi nhanh chóng các triệu chứng l&ac...

Điều trị hóa dược rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm nặng xuất hiện sớm thường có tiên lượng không tốt ở trẻ vị thành niên (VTN). Có 70% trẻ vị thành niên có giai đoạn trầm ...

Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ Vị thành niên

Điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Dù vẫn còn một số quan niệm cho rằng tr...

Rối loạn Lo âu ở trẻ em

Lo âu là trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những tình huống chưa xác định rõ mức độ nguy hiểm và chờ đợi những điều kiện bất lợi chưa thể lườ...

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý ở trẻ

Tài liệu này có bản quyền và là tài sản của Học viện Nhi khoa và của ban điều hành. Tất cả tác giả đã điền vào tuyê...

Bố mẹ làm thế nào để kìm hãm được sự nóng tính khi dạy con

Những khi dạy con học hoặc hoặc bảo con làm việc gì mà con không làm được, có một số bố mẹ thường quát mắng con. Những câu nói như: sao ...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám