• 05/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 2721 lượt xem

Dậy thì là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành về thể chất, giới tính và khả năng sinh sản. Những thay đổi về cơ thể thường kéo theo những thay đổi về tâm lý và tình cảm, đây thực sự là một thử thách không chỉ cho bản thân vị thành niên mà còn cho cả cha mẹ. Dấu hiệu quan trọng nhất đối với người thiếu nữ đó là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (menarche), đôi khi quá trình rụng trứng vẫn có thể xảy ra chậm hơn sau đó một hoặc vài năm (Tanner, 1978), đối với nam là hiện tượng xuất tinh hoặc mộng tinh lần đầu tiên.

Trước đây tuổi dậy thì bắt đầu muộn hơn thời nay. Chẳng hạn, trong những năm 80, trung bình tuổi dậy thì ở nữ là 15,5 (Fish, 1988) và quá trình chuyển biến về mặt xã hội từ thiếu niên sang thành niên được diễn ra ngay sau đó. Tuổi dậy thì có xu hướng ngày càng sớm hơn, có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng, giống nòi, văn hoá xã hội...

ở Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia: tuổi dậy thì hiện nay phổ biến ở trẻ gái là 11 tuổi ± 5 tháng, trẻ nam là 13 tuổi ± 2 tháng. Mỗi cá nhân có một biểu thời gian riêng, nam hay nữ cũng vậy, vì thế có những biến thiên và thời gian, song trình tự chín muồi giới tính chỉ là một.

Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, tuổi trung bình có kinh nguyệt lần đầu ở nữ là 14,5 tuổi và mộng tinh/xuất tinh ở nam là 15,6 tuổi. Nữ thường bắt đầu dậy thì sớm hơn nam. Ví dụ: ở độ tuổi 13 chỉ có 3,3% nam có hiện tượng xuất tinh so với 17,3% thiếu nữ có kinh nguyệt lần đầu. Vào độ tuổi 15 thì có 79% thiếu nữ đã có kinh nguyệt và 50% nam nam giới xuất hiện xuất tinh/mộng tinh. Có sự khác biệt rất nhỏ giữa thời điểm xuất hiện mộng tinh giữa nam thanh niên thành thị và nông thôn (15,4 tuổi so với 15,7 tuổi), sự khác về tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt rõ hơn ở nữ ( 14 tuổi ở nữ thanh thiếu niên thành thị so với 14,6 tuổi ở nữ thanh thiếu niên nông thôn), sự khác biệt này có thể do điều kiện dinh dưỡng ở nông thôn còn hạn chế hơn.

Mặc dù phần lớn thanh thiếu niên chưa có quan hệ tình dục ở lứa tuổi này, nhưng tác động tâm lý xã hội do các thay đổi của cơ thể có thể là những thách thức thực sự. Nếu không được chuẩn bị sẵn về tinh thần và có đủ các thông tin thì những thay đổi rất bình thường và phổ biến này ở lứa tuổi vị thành niên có thể gây những hoang mang không cần thiết. Đối với một số nền văn hoá, hiện tượng dậy thì được đón mừng như là một cột mốc trọng đại đánh dấu một chặng đường mới trong cuộc đời thanh thiếu niên.

Sự chín muồi tính dục ở nam

Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tuổi dậy thì ở nam chính là việc tinh hoàn và bìu trở nên phát triển nhanh, và tiếp sau đó khoảng một năm đến lượt dương vật phát triển. Thời kỳ này lông mu cũng bắt đầu xuất hiện, tất nhiên là vẫn còn sớm để khẳng định sự phát triển sinh dục hoàn toàn. Sự kiện xuất tinh lần đầu có thể xuất hiện ở tầm 11 tuổi hoặc chậm hơn ở lứa tuổi trước 16. Quá trình xuất tinh lần đầu thường xảy ra ở thời kỳ phát triển chiều cao mạnh mẽ với biểu hiện thủ dâm hoặc “mộng tinh” và thường không chứa những tinh trùng đủ khả năng thụ tinh (Money, 1980).

Vỡ giọng cũng là một đặc điểm dùng để mô tả các nam thiếu niên ở giai đoạn này. Chất giọng trung thực được hình thành trong các giai đoạn sau của quá trình thay đổi ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, đối với số đông, chất giọng được hình thành một cách từ từ chứ không tạo một mốc nào cả trong quá trình trưởng thành (Tanner, 1978).

Sự chín muồi tính dục ở nữ

Thường những “chũm cau trên ngực” là dấu hiệu đầu tiên cho biết sự đổi thay bước vào tuổi dậy thì. Tử cung và âm đạo phát triển kéo theo việc tăng kích cỡ của âm đạo, âm vật. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên (menarche) là dấu hiệu kịch tính và khái quát nhất về một vai trò mới của bé gái. Kinh nguyệt lần đầu thường xuất hiện khi cơ thể đã có chiều cao tương đối và có lượng mỡ nhất định. Kinh nguyệt lần đầu có thể xuất hiện lúc 9,5 tuổi và có thể lúc 16,5; ở Mỹ độ tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ là 12,5; ở các nước khác trên thế giới độ tuổi này có phần muộn hơn: ở Tiệp Khắc (trước đây) là 14, ở Kenia là 16 (Power, Hauser & Kilner, 1989). Quá trình kinh nguyệt ở các trẻ nữ rất khác nhau: chu kỳ thường dao động trong khoảng 1 tháng, phần lớn các trường hợp là không đều đặn, quá trình rụng các trứng đã chín thường chưa xảy ra (Tanner,1978), cho nên không coi những trẻ này là vô sinh. Kinh nguyệt thường kéo theo những cơn đau quặn bụng ở một nửa số trẻ (Wldholm,1985). Sự căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường và thường gây nên nỗi khó chịu, trầm cảm,  ngực căng và mẫn cảm.

Bảng dưới đây sẽ tóm tắt những sự thay đổi trong cơ thể gắn với thời kỳ dậy thì của trẻ nam và nữ:

Sự thay đổi ở trẻ nữ

Sự thay đổi ở trẻ nam

Phát triển chiều cao

Phát triển chiều cao

Phát triển cân nặng

Phát triển cân nặng

Phát triển vú

Phát triển vú

Phát triển lông mu

Phát triển lông mu

Thay đổi giọng nói

Giọng nói trở nên trầm

Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn

Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn

Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt

Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt

Ngực, vai và các cơ không phát triển như nam

Ngực và vai phát triển, các cơ rắn chắc

Hông mở rộng, vòng eo hẹp

Lông trên cơ thể và râu phát triển

Đùi trở nên thon

 

Tử cung và buồng trứng to ra

 

Bộ phận sinh dục ngoài phát triển

Dương vật và tinh hoàn phát triển

Sự rụng trứng xẩy ra, bắt đầu có kinh nguyệt

Bắt đầu xuất tinh

Các tuyến nội tiết phát triển

Các tuyến nội tiết phát triển

Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện

Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện

TS. Cao Vũ Hùng

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Phát triển thể chất ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể. Đánh gi&aacu...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tì...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám