• 05/06/2014
  • Cao Vũ Hùng
  • 20227 lượt xem

Quá trình phát triển nhanh chóng ở giai đoạn VTN gắn liền với các biến đổi của hệ thống nội tiết cơ thể, mà đóng vai trò chủ đạo là các hormone sinh dục. Tuy nhiên ở mỗi giới thời điểm thay đổi hormone gắn với giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành tương đối lệch nhau. Hormone “tính nam” và “tính nữ” đều tồn tại trong đại diện của cả hai giới. ở trẻ trai có nhiều androgen hơn (kích thích tố nam), mà quan trọng hơn cả là testosterone (kích thích dục tố nam), còn ở trẻ gái là estrogen (kích thích tố nữ) và progesterone (Tanner, 1978).

Mỗi hormone có tác động ảnh hưởng đến một loạt trung tâm và các cơ quan tiếp nhận (cơ quan đích). Chẳng hạn, việc bài tiết testosterone sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, độ rộng của vai, kích thích mọc lông ở vùng sinh dục và vùng mặt. Trong khi đó estrogen lại tác động đến độ nở của cổ tử cung và vú, cũng như độ lớn của hông. Các tế bào tiếp nhận chỉ nhạy cảm với số ít các hormone tương ứng (Tanner, 1978).

Hệ thống nội tiết tố giúp tạo ra sự cân bằng khá phức tạp giữa các hormone. Hai vùng thùy não đảm bảo duy trì cho sự cân bằng này là vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên (hypophysis). Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên, tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự lớn lên, kích thích việc sản xuất các hormone của buồng trứng, tinh hoàn và truyến thượng thận. Các tác nhân đặc hiệu của dậy thì là hormone giới tính – estrogen từ buồng trứng và testosteron từ tinh hoàn.

1. Hoóc môn tăng trưởng (Growth Hormone - GH)

Là một hormone do tuyến yên bài tiết, GH tham gia điều hoà phát triển cơ thể bằng các tác dụng sau:

+Tăng số lượng và kích thước tế bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể và tăng kích thước các phủ tạng.

+ Kích thích phát triển các mô sụn ở các đầu xương dài làm cho cơ thể cao lên. ở những xương đã cốt hoá, GH làm dày màng xương đặc biệt các xương dẹt và xương nhỏ.

+ Tăng tổng hợp protein do đó cũng làm tăng trọng lượng và kích thước cơ thể.

+ Rối loạn bài tiết GH sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể đặc biệt ở thời kỳ cơ thể đang phát triển, giảm bài tiết ở thời kỳ này sẽ dẫn tới lùn, ngược lại bài tiết quá mức sẽ làm cơ thể phát triển quá mức (bệnh khổng lồ).

2. Estrogen

Do buồng trứng bài tiết từ thời kỳ dậy thì cho đến khi mãn kinh, hormone này tham gia điều hoà phát triển cơ thể trong suốt thời gian trưởng thành của người phụ nữ đặc biệt tuổi dậy thì và thời kỳ sinh đẻ. Estrogen không chỉ quan trọng vì làm phát triển cơ thể về hình thể mà cả về tâm lý và chức năng duy trì nòi giống. Estrogen có các tác dụng sau:

+ Tăng tổng hợp protein do đó làm tăng trọng lượng cơ thể.

+ Tăng hoạt động của các tạo cốt bào do đó làm tăng quá trình cốt hoá xương.

+ Tăng ứ đọng Ca++ đặc biệt ở xương.

+ Tăng phát triển sụn liên hợp ở các đầu xương dài, đồng thời làm tăng cốt hoá các sụn liên hợp ở đầu xương dài, tác dụng này mạnh hơn so với tác dụng của testosteron, do vậy sự phát triển cơ thể ở nữ ngừng sớm hơn ở nam.

+ Làm phát triển cơ quan sinh dục ngoài.

+ Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát.

+ Nếu rối loạn bài tiết estrogen sẽ gây rối loạn sự phát triển cơ thể, đặc biệt vào tuổi dậy thì và rối loạn chức năng sinh dục và sinh sản ở nữ giới.

3. Testosteron

Do tế bào Leydig của tinh hoàn bài tiết, tương tự như estrogen đây là một hormone có tác dụng trên nam giới cả về sự phát triển cơ thể vầ thể chất, về tâm lý, chức năng sinh sản và sinh dục thông qua các tác dụng sau:

+ Tăng tổng hợp protein ở mọi tế bào đặc biệt tế bào cơ làm cơ bắp nở nang và tăng trong lượng cơ thể.

+ Kích thích tổng hợp khung protid của xương, kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương, kích thích sự phát triển xương và tăng cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài. Tất cả những tác dụng trên xương sẽ góp phần làm cơ thể phát triển đặc biệt ở tuổi dậy thì.

+ Phát triển cơ quan sinh dục ngoài, làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục thứ phát.

+ Nếu thiếu testosteron sẽ làm chậm dậy thì, ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển cơ thể về hình thể mà cả về chức năng, đặc biệt chức năng sinh dục và sinh sản. Ngược lại nếu bài tiết quá nhiều testosteron cũng gây ra những rối loạn trong quá trình phát triển như dậy thì sớm ở nam hoặc nam hoá ở nữ.

TS. Cao Vũ Hùng

Tin bài khác

Cơn khóc lặng ở trẻ em

Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình trạng này. Cơn t...

Nhiễm độc chì ở trẻ em

Ngộ độc chì tương đối phổ biến ở trẻ em. Có thể nhiễm chì trong không khí bụi, trong đất, có trong sơn, đồ chơi bằng chì, hít phải khói...

Phát triển tâm vận động ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm sinh học, tâm lý khác nhau sống trong môi trường gia đình, xã hội khác nhau n...

Phát triển thể chất ở trẻ em

Trẻ em là những cá thể liên tục phát triển do sự lớn lên và hoàn thiện chức năng của các cơ quan và hệ thống cơ thể. Đánh gi&aacu...

Các rối loạn vận động ở trẻ em

Rối loạn vận động tức rối loạn chức năng của hệ thống ngoại tháp (nhân xám trung ương, hạch đáy). Đường ngoại tháp hay đường dưới vỏ gai. Các nơron của đườn...

Đánh giá hiệu quả cắt cơn co giật bằng thụt hậu môn Diazepam

Co giật là một trong những cấp cứu thần kinh thường gặp. Nếu không xử trí kịp thời và hiệu quả cơn co giật có thể để lại các di chứng não do tì...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám