• 22/05/2014
  • Ninh Thị Ứng
  • 14006 lượt xem

1. Đại cương

Viêm tủy (myelitis): là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi viêm cấp tính một đoạn tủy sống, biểu hiện liệt vận động, mất cảm giác dưới nơi tổn thương, rối loạn cơ tròn.

Bệnh thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, nam nữ mắc bệnh như nhau.

 2.Nguyên nhân 

Viêm tủy là bệnh viêm tự miễn mà yếu tố kịch khởi bệnh là virus  (Herpes, echo virus, zona, epstein-barr, hepatis B, Influenza, Mycopllasma pneumoniae).  Gần 2/3 trẻ có bệnh sử nhiễm trùng trước đó  hay trong thời gian hè.

 3. Sinh lý bệnh

Cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào và thể dịch, sự tấn công tự miễn làm tổn thương màng myelin của tế bào chất trắng, chất xám và viêm quanh mạch máu, hoại tử tế bào tủy.

4. Chẩn đoán

a. Lâm sàng: cần phân biệt 2 thể viêm tủy cắt ngang và viêm tủy rải rác.

-Viêm tủy cắt ngang

+ Ngày đầu trẻ đau, mỏi, tê bì 2 chân, đau thắt lưng.

+  Sốt gặp 50% trường hợp.

+ Từ từ yếu hai chân ngày thứ 2 – 3 hoặc đột nhiên liệt hai chân. Liệt mềm, liệt dưới nơi tổn thương, mất phản xạ gân xương. 

+ Mất cảm giác nông , sâu dưới nơi tổn thương.

+ Rối loạn cơ tròn: giai đoạn đầu bí tiểu tiện, táo bón; sau chuyển sang đái không tự chủ.

+ Diễn biến bệnh: sau 2-3 tuần từ liệt mềm có thể chuyển sang liệt cứng (phản xạ gân gối tăng, phản xạ Babinsky dương tính, có Clonus)

+ Bệnh có thể gây liệt tứ chi, tiến triển lan lên gây liệt cơ hô hấp.

- Viêm tủy rải rác

Lâm sàng liệt hai chân diễn biến như viêm tủy cắt ngang, riêng phản xạ gân xương có thể tăng ngay ngày đầu và cảm giác sâu (cảm giác nhận biết  cơ thể) vẫn còn.

b. Cận lâm sàng

- Công thức máu thường trong giới hạn bình thường

- Dịch não tủy :

+ Bạch cầu đơn nhân tăng nhẹ dưới 100 bạch cầu / mm³

+ Protein tăng nhẹ dưới 1 g/lít, đường không tăng

+ Cấy dịch não tủy thường âm tính.

- Chụp cộng hưởng từ tủy có thể phát hiện nơi tủy tổn thương có thay đổi tín hiệu, hiện tượng tăng tín hiệu.

5. Chẩn đoán phân biệt

a. Viêm đa rễ và dây thần kinh (hội chứng Guillain Barre ) gây liệt mềm hai dưới hoặc tứ chi xong không rối loạn cơ tròn, không mất cảm giác nông, sâu hoàn toàn dưới nơi tổn thương.

b. U tủy bệnh xuất hiện từ từ, liệt cứng ưu thế một chi. Khám phản xạ gân gối rất tăng, phản xạ babinsky dương tính vì có hội chứng ép tủy, chẩn đoán xác định bằng chụp cộng hưởng từ xuất hiện khối choán chỗ.

c. Hội chứng ép tủy do apxé ngoài màng cứng : dấu hiệu sớm là đau lưng, sốt, kích thích, mệt mỏi, đau lưng tăng dần, nôn, liệt hai chân, rối loạn cơ tròn. Chẩn đoán xác định bằng chụp cộng hưởng từ tủy.

 6. Điều trị

 a. Chăm sóc 

- Thay đổi tư thế thường xuyên nhằm chống loét, xoa bóp hai chân, tập vận động sớm.

 - Đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi thông nước tiểu.

 b. Thuốc

 - Methylprednisolone (Solumedrone) 20-30 mg/kg tiêm tĩnh mạch 3-5 ngày.

 - Tiếp theo là Prednisolone 1mg/kg trong 3-4 tuần sau giảm dần liều.

 - Vitamin nhãm B: Vitamin B1: 50-100 mg/ ngày, Viatmin B6 100mg/ngày, Viatmin B12: 500  microgram/ ngày .

 - Bệnh nhân cần được phục hồi chức năng sớm.

 - Dinh dưỡng đảm bảo đủ chất đủ lượng.

7. Tiên  lượng

 - 60% có triệu chứng hồi phục sau 2-12 tuần, bệnh sau 6 tháng không hồi phục là có tiên lượng xấu.

- 15% không có triệu chứng hồi phục.

- 3 % có thể chuyển thành bệnh xơ cứng rải rác, bởi vì có hiện tượng mất myelin tái phát.

Tài liệu tham khảo

1.Gerard Ponsot, Michel Arthus, Nicole Pinsard.   Neurology pediatrics, Myelopathies aigues. Medecine  Sciences Flammarion, 1990 : 286-289.

2.Kliegman behzman Jenson Stanton.   Nelson textbook of pediatrics,   the nervous system, Myelopathy tranverse   18th edition, Saunders Elsevier 2007: 1328.

3.Jean Aicardi, Cheryl Hemingway, Hermione lyall , Myelitis tranverse   3rd. sedition, Wiley Blackwell 2009:  399 – 402.

4.John H. Menkes . Child Neurology, Myelit tranverse ,  sixth edition,  Lippincott Williams & Wilkins,  2000: 500-506.

5. Pavlou E, Gkampeta A, Kouskouras K.  Idiopathic acute transverse myeitis: complete recovery after intravenous immunoglobulin , Hippokratia 2012, jul.: 16(3) : 283-285.

Tin bài khác

Phác đồ tiếp cận và chẩn đoán động kinh ở trẻ em

Động kinh à sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của các tế bào thần kinh ở não.Tr&e...

U não ở trẻ em (Brain Tumor in Children)

U não là những khối u tạo nên do quá trình phân chia tế bào không kiểm soát được trong não, gồm các u nguyên ph&aacut...

Phục hồi chức năng trẻ bại não

Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. ...

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em

Viêm não cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não, chủ yếu là do vi r&uacu...

Chảy máu trong sọ ở trẻ em (Intracranial Hemorrhage)

Chảy máu trong sọ là do vỡ bất kỳ mạch não nào ở màng não và não.Chảy máu trong sọ là một bệnh cấp cứu và phổ biến....

Nhức đầu ở trẻ em

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nh&...

Video
Bạn không có nhiều thời gian để theo dỗi bài mới. Điền email vào form bên dưới để nhận những bài viết mới từ website vào hộp thư của bạn
Đăng ký
phòng khám